Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chuẩn đầu ra : Ngành Tâm lý học
Cập nhật lúc: 04:25 PM ngày 12/05/2017
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-ĐHHĐ ngày / /2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)

 

1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

- Ngành đào tạo:                    

+ Tiếng Việt: Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự)

+ Tiếng Anh: Psychology (Orientation to Personnel  Management)

- Trình độ:                            Đại học.

- Mã ngành đào tạo:             52.31.05.01

- Thời gian đào tạo:                4 năm

- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

Đào tạo cử nhân đại học Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự) có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội, có kiến thức chuyên sâu  về Tâm lý học và Quản trị nhân sự như: TLH xã hội, TLH phát triển, TLH nhân cách, TLH quản lý, TLH lao động, TLH pháp luật,  TLH tham vấn, Trị liệu tâm lý, Quản trị nhân lực, Kế hoạch hoá nguồn nhân lực, Chính sách xã hội…, có tư duy độc lập; có năng lực tự học tập bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu của công việc; có khả năng ngoại ngữ thành thạo và có kỹ năng vận dụng kiến thức TLH và QTNS vào trong cuộc sống, trong công tác tư­ vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, sử dụng, quản lý ngư­ời lao động một cách có hiệu quả và có thể học sau đại học.

2. CHUẨN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành, người học sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự) có khả năng:

2.1. Kiến thức

+ Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

+ Kiến thức lý thuyết sâu, rộng về Tâm lý học để tiếp cận, phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý con người trong đời sống và các lĩnh vực hoạt động.

+ Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình nghiên cứu khoa học tâm lý, tư vấn, tham vấn tâm lý và trị liệu tâm lý.

+ Kiến thức lý thuyết chuyên sâu về Tâm lý học để tư vấn, hoạch định nhân sự, sử dụng, quản lý, kích thích, phát huy tính tích cực của người lao động trong đơn vị.

+ Kiến thức cơ bản về Quản trị nhân sự để xây dựng, kiểm tra, đánh giá mức lao động, hệ thống thang bảng lương, các chế độ chính sách, việc tuyển mộ, tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp.

+ Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

2.2. Kỹ năng:

+ Lập được kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu, xác định và giải thích đúng đắn những hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội đang diễn ra trong hoạt động nghề nghiệp và trong đời sống xã hội.

+ Tư vấn và giải quyết được các mối quan hệ giữa con người với con người trong cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và trong cuộc sống xã hội.

+ Phát hiện đúng các biểu hiện của tâm bệnh, xây dựng và tổ chức thực hiện việc trị liệu tâm lý ở các độ tuổi hiệu quả.

+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học tâm lý để tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tâm lý.

+ Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để tư vấn, hoạch định nhân sự, xây dựng kế hoạch tuyển mộ, tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng hệ thống các biện pháp tạo động lực cho người lao  động, xây dựng, kiểm tra, đánh giá định mức lao động, hệ thống thang bảng lương, các chế độ chính sách, chế độ về lao động tiền lương, các chế độ tiền thưởng, quy chế thưởng... cho đơn vị, doanh nghiệp.

+ Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

+ Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

            + Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Trung thực và tự chịu trách nhiệm trước những hành vi và quyết định của mình trong công việc;

+ Lập kế hoạch, điều phối và quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

 2.4. Thái độ

+ Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao động, có ý thức trách nhiệm công dân.

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp khi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, tham vấn, trị liệu và quản lý nhân sự.

+ Có thái độ cởi mở, thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.

+ Thích ứng và hoà nhập với môi trường xã hội, cộng đồng.

+ Tinh thần hợp tác làm việc nhóm, thái độ thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc chuyên môn.

- Tiếng Anh:

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và trong các hoạt động chuyên môn ngành Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự); hiểu, dịch được tài liệu và trình bày được các chủ đề chuyên môn đơn giản bằng tiếng Anh;

+ Đạt trình độ bậc 3/6 (mức 3 – 5,0/10 điểm theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đối với sinh viên đại học).

- Công nghệ thông tin:

+ Sử dụng thành thạo máy tính trong việc soạn thảo văn bản, trình chiếu, khai thác, cập nhật, lưu trữ thông tin và xử lý thống kê kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý học;

+ Có chứng chỉ tin học trình độ B theo qui định của Bộ CNTT&TT.

3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP (của người tốt nghiệp)

- Có khả năng làm chuyên viên tâm lý trong các phòng tâm lý, viện tâm lý, viện nghiên cứu tiềm năng con người...

- Có khả năng làm công tác tư vấn, tham vấn tại các trung tâm tư vấn tâm lý, các trường học, trung tâm nghiên cứu tâm lý.

- Có khả năng làm công tác trị liệu tâm lý tại các bệnh viện, các trường học, trung tâm xã hội.

- Có khả năng làm chuyên viên phòng tổ chức cán bộ, phòng nội vụ, phòng nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội khác; Làm cán bộ hành chính tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp.

-  Có khả năng nghiên cứu khoa học tại các viện khoa học và các cơ sở giáo dục.

4. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

   Có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các lớp học chuyên ngành:

+ Học sau đại học chuyên ngành Tâm lý học.

+ Học sau đại học chuyên ngành Quản lý giáo dục.

+ Học sau đại học chuyên ngành Quản trị nhân sự.

+ Học sau đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh./. 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing