Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Nghiên cứu sinh Lê Quang Hiếu bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học kinh tế Quốc dân
Cập nhật lúc: 09:43 AM ngày 21/09/2015

Nghiên cứu sinh Lê Quang Hiếu đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 

Ngày 18/9/2015, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Lê Quang Hiếu, sinh năm 1977, giảng viên Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức
Tên đề tài luận án: “Các công cụ marketing dịch vụ giáo dục đại học của trường đại học địa phương (ĐHĐP) tại Việt Nam
Chuyên ngành:           Quản trị kinh doanh (Marketing)                     Mãsố: 62.34.01.02
Nghiêncứusinh:           Lê Quang Hiếu                                                Mã NCS: NCS30.65MA
Ngườihướng dẫn:       1. GS.TS. Trần Minh Đạo                              2. PGS. TS Vũ Huy Thông
Cơ sở đào tạo:             Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:  GS.TSKH Lương Xuân Quỳ- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Chủ tịch Hội đồng;  GS.TS Nguyễn Viết Lâm- Trường ĐH KTQD ( Phản biện 1); GS. TS Phạm Thu Hương- Trường ĐH Ngoại Thương (Phản biện 2); TS. Nhuyễn Thị Hoàng Yến- Học viện Bưu chính viễn thông (Phản biện 3);  PGS.TS Bùi Xuân Nhàn- Trường ĐH Thương Mại (ủy viên); TS. Bùi Quốc Bảo- Văn phòng Chính phủ- (Uỷ viên); TS. Phạm Thị Huyền- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - (Uỷ viên Thư ký).
Đánh giá của Hội đồng về luận án: Luận án đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, 7/7 thành viên Hội đồng đồng ý đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh cho Nghiên cứu sinh Lê Quang Hiếu.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
1. Luận án xây dựng khái niệm “Trường đại học địa phương (ĐHĐP) ở Việt Nam” chung cho các trường đại học do địa phương quản lý và chỉ rõ những đặc trưng cơ bản, cũng như tiêu chí để nhận dạng một trường ĐHĐP ở Việt Nam.
2. Luận án chứng minh tầm quan trọng của trường ĐHĐP trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng theo nhu cầu xã hội đặc thù của mỗi địa phương.
3. Luận án đã chỉ ra các căn cứ khoa học khẳng định sự dịch chuyển và vận dụng marketing dịch vụ vào lĩnh vực GDĐHvà các trường ĐHĐP ở Việt Nam là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
4. Luận án chỉ ra sựảnh hưởng từ các công cụ marketing dịch vụ GDDH của trường ĐHĐPđến“Quyết định của người học khi lựa chọn đăng ký dự thi và/hoặc theo học tại trường ĐHĐP” và “Tâm lý của phụ huynh khi tư vấn cho con/em mình lựa chọn đăng ký dự thi và/hoặc theo học tại trường ĐHĐP”.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án
1. Thông qua việc phân tích thực trạng các công cụ marketing dịch vụ GDĐH, luận án đã khẳng định, các trường ĐHĐP ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ GDĐH, đồng thời phát hiện còn nhiều mặt các công cụ marketing dịch vụ GDĐH chưa đem lại sự hài lòng cao cho các bên liên quan trực tiếp là sinh viên, phụ huynh và đơn vị sử dụng lao động địa phương.  
2. Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp hoàn thiện việc vận dụng triết lý marketing vào GDĐH và các công cụ marketing dịch vụ GDDH nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ GDĐH của trường ĐHĐP ở Việt Nam gồm:
             - Giải pháp hoàn thiện vận dụng lý thuyết marketing dịch vụ GDDH tại các trường ĐHĐP ở Việt Nam (Truyền thông tinh thần marketing trong cung ứng dịch vụ GDDH cho tất cả các cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ GDDH; Xác định đúng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của khách hàng mục tiêu).
            - Giải pháp hoàn thiện các công cụ marketing dịch vụ GDĐH (Đa dạng hóa và đổi mới chương trình/ dịch vụ GDĐH theo hướng phát huy năng lực người học và đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương; Phát huy lợi thế của công cụ giá trong cung ứng dịch vụ GDĐH; Đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ GDĐH; Đổi mới và tăng cường hoạt động truyền thông đến các bên liên quan và cộng đồng địa phương; Nâng cao chất lượng giảng viên và hệ thống cán bộ nhân viên hỗ trợ công tác giảng dạy; Đổi mới quá trình cung ứng dịch vụ GDDH; Đầu tư cơ sở vật chất và hệ thống phục vụ học tập có trọng điểm và mang tính đặc thù của trường ĐHĐP).
            - Các giải pháp hỗ trợ (Tác động và khai thác có hiệu quả chính sách công theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển của trường đại học địa phương; Đa dạng hóa các nguồn thu tài chính; Xây dựng cơ chế hợp tác với các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao vị thế của trường ĐHĐP).

 

 

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing