Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Thông báo
Trong lịch sử văn học Việt Nam, đề tài Văn học công nhân tuy không hoàn toàn mới nhưng chưa nhiều thành tựu vì chưa được quan tâm thỏa đáng (cả về sáng tạo và nghiên cứu, phê bình). Hiện nay, giai cấp công nhân nước ta đang lớn mạnh và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước, đời sống công nhân trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, chứa đựng nhiều vấn đề mà người cầm bút phải quan tâm. Nhà thơ Lê Tuấn Lộc, người theo đuổi đề tài này ngay từ tập thơ đầu tay năm 1990. Ông đã được nhiều giải thưởng lớn về văn học công nhân, người đóng góp đáng kể cho mảng đề tài này trong đời thơ của mình. Để tôn vinh văn học đề tài người công nhân, khích lệ người sáng tác, đồng thời giúp tăng cường mối quan tâm của độc giả về đề tài này,Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nhà thơ Lê Tuấn Lộc và tập thơ: Thơ và Thợ”.
Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ IV về Lưỡng cư và Bò sát học (The 4th National Workshop on Herpetology).
Để đưa văn học về đề tài lịch sử đến gần hơn với độc giả cũng như tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu các văn bản văn học về đề tài lịch sử, góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Hội thảo khoa học Toàn quốc với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc”.
1
Các tin khác