Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Cơ sở vật chất
Cập nhật lúc: 02:14 PM ngày 19/12/2012
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ XƯỞNG THỰC HÀNH

             Khoa hiện có 3 phòng thí nghiệm: điện cơ bản, điện tử số, điện tử tương tự. Năm 2011, Khoa sẽ được trang bị và bổ sung thêm phòng thí nghiệm vật liệu và sức bền vật liệu, phòng thí nghiệm điện cơ bản và phòng thí nghiệm điện tử

Khoa cũng đã được Nhà trường phê duyệt đề án đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm xưởng thực hành giai đoạn 2011-2014 với tổng kinh phí gần 40 tỉ đồng, bao gồm các PTN, XTH sau:

 Phòng thí nghiệm vật liệu và sức bền vật liệu

Mục đích: Củng cố lý thuyết về vật liệu xây dựng, tính chất chịu lực và dạng phá hoại của một số vật liệu như bê tông, thép khi kéo & nén, các vấn đề lý thuyết khác như ổn định thanh thẳng, dao động tự do và cưỡng bức của hệ một bậc tự do cũng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Trang bị các kỹ năng thực hiện được các thí nghiệm về tính chất cơ lý của một số vật liệu xây dựng cơ bản, cách xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu, các dạng chịu lực cơ bản của phần tử thanh chịu kéo nén, uốn xoắn và tổ hợp các dạng chịu lực.

Phòng thí nghiệm thủy lực

Mục đích: Thực hiện các bài thí nghiệm về thuỷ lực đại cương, thuỷ lực công trình đối với kỹ sư xây dựng chuyên ngành Công trình thuỷ và kỹ sư xây dựng các chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cầu, Đường, Công trình ngầm, Kỹ thuật môi trường,

Nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm  khoa học, nghiên cứu kiểm chứng các dự án khoa học sản xuất, các dự án thiết kế tiền khả thi, dự án khả thi, các đề án khai thác - vận hành - sửa chữa các công trình thuỷ (công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện, Đê, Đập, Hồ chứa, Hệ thống thuỷ nông - Trạm bơm, Cảng - Đường thuỷ, Kè bờ, Công trình chỉnh trị sông, Công trình bảo vệ bờ - Lấn biển , ...

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về lĩnh vực công trình thuỷ vào sản xuất

. Phòng thí nghiệm mạch điện và điện tử công suất

Mục đích: Giúp sinh viên củng cố các kiến thức cơ bản về:

Mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha, mạch 2 cửa tuyến tính không nguồn, hiện tượng cộng hưởng RLC, quá trình quá độ và xác lập của mạch tuyến tính, mạch phi tuyến.

Khảo sát các linh kiện điện tử công suất, các mạch điện tử công suất như mạch chỉnh lưu, mạch biến đổi điện áp, mạch điều chỉnh tần số, tốc độ động cơ, mạch điều khiển động cơ.

. Phòng thí nghiệm cơ học đất

Mục đích: Sinh viên sẽ làm các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vật lý của đất như: trọng lượng riêng g, độ ẩm w, tỷ trọng Gs, ... và các thí nghiệm khác như: phân tích thành phần hạt, giới hạn Atterberg (WL, WP ), đầm chặt (Proctor),...  Đồng thời, sinh viên được thực hành trực tiếp trên các thiết bị như máy cắt trực tiếp, nén ba trục, nén cố kết để xác định các chỉ tiêu cơ học của đất (lực dính c, góc ma sát trong j, modul biến dạng E, hệ số nén a, ...).  Từ những chỉ tiêu cơ-lý đã được xác định từ các thí nghiệm, sinh viên sẽ biết vận dụng để tính toán cho các phương án móng công trình.

. Phòng thí nghiệm kết cấu công trình

Mục đích: Phục vụ cho nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên sâu. Thí nghiệm ứng xử của kết cấu khi gia tải tĩnh và động.

Xưởng thực hành cơ khí

Mục đích: Trang bị cho sinh viên các kỹ năng gia công nguội cơ bản bao gồm: Vạch dấu, lấy dấu, uốn, cắt, gọt, khoan, đục kim loại, kỹ năng hàn hồ quang điện, hàn điện kết hợp với khí Ar trên các vật liệu hàn khác nhau: sắt, kim loại màu…Trang bị các kĩ năng cơ bản cho học sinh và sinh viên như lập trình gia công phay, tiện, khoan, roa, taro ren, cách kiểm tra và xử lí lỗi phần mềm khi lập trình….các kỹ năng vận hành và xử lý sự cố mạch điện trong các máy tiện, phay.

Đối tượng sử dụng: Phục vụ học phần Thực hành cơ khí, Thực hành xưởng cho tất cả các sinh viên ngành kỹ thuật.

Phòng thực hành điện-điện tử cơ bản

Mục đích: Trang bị cho sinh viên các kiến thức,  kỹ năng về:     An toàn điện,  tính toán, thiết kế và lắp ráp hệ thống điện cho căn hộ, khu chung cư,             kiến thức và kỹ năng về vận hành, hiệu chỉnh, xử lý sự cố thông thường của các thiết bị điện dân dụng (động cơ điện, các thiết bị nhiệt) và công nghiệp (các máy cắt gọt kim loại, các dây chuyền sản xuất như băng tải, cần trục, thang máy...). Kiến thức kỹ năng về thiết bị điều khiển lập trình, đấu nối với các ngoại vi như cảm biến, relay, thiết bị đo, điều khiển. Lập trình cho các bài toán công nghiệp. Hàn và tháo các mối hàn trong mạch điện tử một cách an toàn, chế tạo được các mạch in đơn giản đúng thiết kế và đạt chất lượng tốt, nhận dạng, đọc, đo linh kiện điện tử chính xác, vẽ lại các mạch điện thực tế, phân tích được các bản vẽ mạch điện tử, lắp ráp, kiểm tra, thay thế các mạch điện tử cơ bản đúng yêu cầu kỹ thuật; Lắp được một số mạch điện tử cụ thể.

. Phòng thực hành địa chất công trình

            Mục đích: Giúp sinh viên cách nhận biết và mô tả khoáng vật và đất đá được thực hành trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ thực tập trực tiếp trên các thiết bị khảo sát địa chất tại hiện trường như: máy khoan, xuyên tiêu chuẩn (SPT), xuyên tĩnh (CPT), bàn nén. 

Phòng thực hành trắc địa đại cương.

Mục đích: Đào tạo kỹ năng thực hành trắc địa về  sử dụng các dụng cụ đo, các phép đo cơ bản (góc, độ dài, độ chênh cao) và về phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình  tỷ lệ lớn (1:500).

Phòng thực hành kết cấu     

Mục đích: Giúp sinh viên tiếp thu được lý thuyết thông qua việc thực hành chế tạo mẫu bê tông, bê tông cốt thép và kiểm tra, đánh giá chất lượng bê tông được chế tạo.

Đồng thời với đầu tư dự án, cán bộ giảng viên trong khoa đã và đang xây dựng các phòng thí nghiệm riêng sau:

Phòng thí nghiệm mạch điện

            Phòng thí nghiệm được thiết kế xây dựng với mục đích phục vụ cho sinh viên chuyên ngành hệ thống điện, thiết bị điện,  vật lý ứng dụng, điện tử viễn thông và các chuyên ngành khác có liên quan.

Đối với các sinh viên thuộc chuyên ngành hệ thống điện và thiết bị điện và vật lý ứng dụng ngay từ đầu học kỳ IV các bạn sẽ được giới thiệu làm quen và thực hành thí nghiệm tại phòng thí nghiệm mạch điện. Nơi đây các bạn sẽ làm quen với các thiết bị điện, mô hình vật lý, các qui tắc an toàn và các thao tác vận hành trong thí nghiệm.

            Với những trang thiết bị được cung cấp, sinh viên sẽ dựa vào những mạch điện mẫu để thí nghiệm đo đạt thông số mạch, và sử dụng kiến thức đã học trên lớp sinh viên sẽ xử lý thông số thu hoạch được và kiểm chứng với lý thuyết. Bên cạnh đó, sinh viên có thể dùng phần mềm mô phỏng mạch điện trên máy tính.

 Phòng thí nghiệm/thực hành máy điện

            Phòng thí nghiệm máy điện và vận hành hệ thống điện là phòng thí nghiệp chuyên ngành phục vụ thí nghiệm cho sinh viên ngành Thiết bị Điệnvà hệ thống điện (Kỹ Thuật Điện).

            Phòng thí nghiệm máy điện cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết về máy biến áp, các loại động cơ cơ bản, các kỹ năng thao tác, vận hành, sửa chữa các máy điện.

 Phòng thí nghiệm điều khiển và lập trình PLC

            Phòng thí nghiệm điện tử, điện tử số cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về điện tử tương tự, điện tử số. Tìm hiểu và phân tích các mạch điện tử cơ bản, cung cấp các kỹ năng cần thiết trong việc thiết kế, lắp ráp một số mạch điện tử thông dụng. Có khả năng tự nghiên cứu, thiết kế lắp ráp những mạch điện tử điều khiển, khống chế...

 Phòng thí nghiệm điện tử công suất

            Phòng thí nghiệm Điện Tử Công Suất được xây dựng nhằm phục vụ công tác thực hành cho ngành Điện và Tư Động Hoá. Với các module thiết bị được thiết kế một cách khoa học và linh động, sinh viên có thể tuần tự tìm hiểu từ các đặc tính cơ bản của các linh kiện điện tử công suất đơn giản đến các mạch điều khiển điện tử công suất phức tạp. Thông qua các bài thí nghiệm được chuẩn hoá, sinh viên có thể hiểu rõ một cách có hệ thống nội dung của môn học Điện Tử Công Suất. Với đội ngũ giảng viên tận tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, các bạn sinh viên sẽ tự trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về Điện Tử Công Suất nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn khi tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra Phòng thí nghiệm Điện Tử Công Suất còn cung cấp và hỗ trợ thiết bị, linh kiện trong quá trình thực hiện đồ án môn học, luận văn tốt nghiệp cũng như các phong trào robocon, nghiên cứu khoa học của sinh viên.

            Với đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành là các giảng viên trường đại học Hồng Đức và các kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm hiện đang làm việc cho các doanh nghiệp, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề thực tế và các hoạt động thực tế sản xuất tại khu sản xuất của Xưởng.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing