Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Giới thiệu phòng thanh tra
Cập nhật lúc: 10:19 AM ngày 17/12/2012
Phòng Thanh tra được thành lập theo Quyết định số 358/QĐ-ĐHHĐ ngày 16/4/2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, phòng được thành lập trên cơ sở chia tách phòng Kiểm định chất lượng và Thanh tra giáo dục của nhà trường. Phòng Thanh tra có Trưởng phòng, một Phó trưởng phòng và một số cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục và đào tạo.

Giới thiệu:
        Phòng Thanh tra được thành lập theo Quyết định số 358/QĐ-ĐHHĐ ngày 16/4/2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, phòng được thành lập trên cơ sở chia tách phòng Kiểm định chất lượng và Thanh tra giáo dục của nhà trường. Phòng Thanh tra có Trưởng phòng, một Phó trưởng phòng và một số cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục và đào tạo. 

Chức năng:
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường; thực hiện nghiệp vụ thanh tra theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức điều hành trực tiếp các hoạt động thanh tra trong nhà trường nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật, qui định, qui chế đào tạo, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và cá nhân trong trường.

Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, thanh tra định kỳ hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt. Nghiên cứu và cụ thể hoá các văn bản pháp quy về công tác thanh tra giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của nhà trường.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh và của nhà trường đối với các đơn vị, cá nhân trong trường.
Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo: việc chấp hành quy chế dạy và học, các quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi học phần, chấm thi, đánh giá kết quả học tập rèn luyện của người học; thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ. 
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học; việc thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính từ các hoạt động dịch vụ có thu của nhà trường và các đơn vị trong trường; việc bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo.
Thanh tra các hoạt động nghiên cứu, quản lý khoa học, hợp tác quốc tế, thực hiện đề án và dự án của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên trong nhà trường. 
Tiếp, nhận đơn thư công dân và tham mưu cho Hiệu trưởng giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo qui định của Luật khiếu nại, tố cáo; thực hiện thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng khi tập thể, cá nhân trong trường có dấu hiệu vi phạm pháp luật, qui định, qui chế; tham gia hoạt động thanh tra theo sự điều động của thanh tra cấp trên  khi được Hiệu trưởng đồng ý.
Thanh tra, giám sát, kiểm tra nề nếp dạy học, vệ sinh môi trường, công tác quản lý nội trú và ngoại trú đối với người học.
Tham gia cùng các đơn vị chức năng có liên quan trong trường đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo của các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường đối với công tác thanh tra. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường trang bị.

Chức trách, nhiệm vụ của trưởng phòng:
        Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác: Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, thanh tra định kỳ năm học; tổ chức triển khai thực hiện thanh tra vụ việc (thanh tra đột suất) theo chỉ đạo của Hiệu trưởng; phụ trách công tác chính trị tư tưởng; tổ chức cán bộ; thi đua khen thưởng; tổ chức thanh tra thi, chấm thi tuyển sinh, thi học phần, thi tốt nghiệp; báo cáo Bộ Giáo dục&Đào tạo về kết quả thanh tra kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; tổng hợp và báo cáo Hiệu trưởng về kết quả thanh tra thường xuyên, thanh tra định kỳ của đơn vị . Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra và hiệu quả công việc được giao; tiếp nhận và tham mưu giúp Hiệu trưởng giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo  Luật khiếu nại, tố cáo; trưởng ban ISO và xây dựng hệ thống ISO 9001-2008 của đơn vị; thực hiện chức trách nhiệm vụ của một thanh tra viên .

Chức trách, nhiệm vụ của phó trưởng phòng:
        Giúp trưởng phòng điều hành công việc được giao. Xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:Thanh tra, kiểm tra hồ sơ, tính hợp pháp bài thi tuyển sinh của các thí sinh trúng tuyển ;thanh tra, kiểm tra điều kiện thi, chấm thi, kết quả thi học phần; thanh tra việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ;thanh tra về chấp hành quy chế , quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ;thanh tra về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học khi có dấu hiệu vi phạm;thanh tra về bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo;thanh tra về thu, chi tài chính từ các hoạt động dịch vụ có thu của nhà trường và các đơn vị trong trường khi Hiệu trưởng yêu cầu; phụ trách công tác cơ sở vật chất, hành chính, đời sống, NCKH,SKKN của đơn vị;thực hiện chức trách nhiệm vụ của một thanh tra viên .

Chức trách, nhiệm vụ của thanh tra viên:
        Thực hiện đúng  quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ được giao; nhận và hoàn thành nhiệm vụ thanh tra khi được phân công. Kiên quyết đề nghị Hiệu trưởng xử lý tập thể , cá nhân vi phạm quy chế đào tạo; đảm bảo an toàn, bí mật hồ sơ thanh tra; trung thực, khách quan, chính xác, công minh, dân chủ khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra và báo cáo kết quả nhiệm vụ được phân công với lãnh đạo phòng . 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing