Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN BẢO VỆ
Cập nhật lúc: 08:26 AM ngày 11/05/2017

                                                                                            CHƯƠNG I

                                                                             NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Triển khai tổ chức, tên gọi, vị trí ban Bảo vệ.

 Xây dựng đơn vị chuyên trách tham mưu toàn bộ công tác bảo vệ, an ,an cơ quan cho Hiệu trưởng và thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an toàn tài sản trong nhà trường

          1. Nghiệp vụ bảo vệ được hiểu là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trật tự và an toàn tài sản của cơ quan (trường học).

          Nghiệp vụ bảo vệ bao gồm các nội dung:

          a) Biện pháp hành chính

          b) Biện pháp quần chúng

          c) Biện pháp tuần tra canh gác

          2. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị

          - Chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ tại cơ quan (trường học).

          - Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nội qui bảo vệ cơ quan, đôn đốc kiểm tra hoạt động bảo vệ trong nhà trường.

          - Quyết định hình thức tổ chức, bố trí lực lượng, kế hoạch huấn luyện và trang bị phương tiện nghiệp vụ làm việc cho lực lượng làm việc.

          - Tổ chức thực hiện những văn bản của cấp trên về công tác bảo vệ tại cơ quan (trường học).

          - Bảo vệ phải có đạo đức tốt, có trình độ văn hoá phổ thông trung học và đủ sức khoẻ đáp ứng công tác bảo vệ.

          - Phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ do công an cấp tỉnh trở lên tổ chức và cấp giấy chứng nhận.

Điều 2.        Tổ chức nhân sự của ban

          Ban được thành lập theo quyết định số 1040/QĐ-ĐHHĐ ngày 14/10/2008 của Hiệu trưởng nhà trường.

          Tổng số cán bộ, nhân viên được định biên theo quyết định số 1188/QĐ-ĐHHĐ ngày 18/11/2008 là 24. Trong đó có 20 nam và 4 nữ, được chia làm 2 tổ:

          - Tổ 1 gồm 11 người, đảm nhiệm ở ba địa bàn: khu A, khu B và nhà Đa năng.

          - Tổ 2 gồm 10 người, đảm nhiệm ở cơ sở 3.

          Ban: có 1 trưởng ban; 2 tổ trưởng và 2 tổ phó giúp việc cho trưởng ban.

          Trưởng ban: Quản lý chung, chính trị tư tưởng; quản lý công tác tổ chức, an ninh, xây dựng và quản lý công tác kế hoạch, chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ của các tổ và của ban. Hàng năm lập kế hoạch hoạt động của ban và được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt;

          Phó trưởng ban: Phụ trách một cơ sở, công tác bảo vệ, giúp việc cho Trưởng ban và  thay điều hành công việc khi Trưởng ban đi công tác vắng.

          Tổ trưởng: Làm nhiệm vụ chuyên môn và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về:

- Xây dựng kế hoạch của tổ, đảm bảo an ninh trật tự khu vực được phân công;

          - Phân công trực an ninh 24/24 giờ trong ngày, làm nhiệm vụ trực bảo vệ theo nhiệm vụ.

          - Bảo vệ và chịu trách nhiệm về tài sản Nhà trường trong phạm vi được phân công.

          - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên bảo vệ. Thường xuyên liên hệ với công an và chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết các sự vụ xảy ra trong khu vực được phân công;

          - Tham mưu cho trưởng ban các biện pháp bảo vệ an ninh và các hình thức xử lý vi phạm nội qui, qui chế.

          Tổ phó:  Chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về công việc được giao, được uỷ quyền điều hành công việc của tổ khi tổ trưởng giao, làm nhiệm vụ trực bảo vệ theo nhiệm vụ.

CHƯƠNG II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Điều 3.        Chức năng.

          - Tham mưu cho nhà trường xây dựng kế hoạch, các phương án bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ an tài sản trong trường.

          - Tổ chức thực hiện tốt công tác an ninh trật tự - an toàn tài sản trong nhà trường;

          - Phối hợp với đơn vị thực hiện nhiệm vụ, công an phường, chính quyền địa phương các đơn vị trong  trường để làm tốt công tác an ninh trật tự;

          -  Xây dựng lực lượng bảo vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Điều 4.        Nhiệm vụ.

          - Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, tài sản ra vào cơ quan; hướng dẫn khách ra vào trường liên hệ công tác;

          - Thực hiện trực 24/24 giờ, phân thành 3 ca trong ngày đêm; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn cho người và tài sản trong hai cơ sở của trường;

          - Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; giữ gìn trật tự và quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại; phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong trường, công an và chính quyền địa phương để giải quyết các sự vụ xảy ra trong khu vực được phân công.

          - Tham mưu cho trưởng ban các biện pháp bảo vệ và các hình thức xử lý vi phạm nội qui, qui chế nhà trường.

     Cụ thể: Bảo vệ trong khi làm nhiệm vụ mặc trang phục và mang theo công cụ hõ trợ;

  a/  Trực cổng.

      - Mở, đóng cổng kiểm tra, kiểm soát người và các phương tiện ra vào cơ quan, trong giao tiếp phải hoà nhã lịch sự, khách đến liên hệ công tác phải kiểm tra giấy tờ, nếu được phép vào cơ quan  yêu cầu gửi phương tiện vào nơi quy định, hướng dẫn khách đến địa điểm liên hệ công tác các trường hợp không có giấy tờ, người bán tăm, sách báo , tiếp thị vv... không được vào.

      - Bảo vệ an ninh chính trị- trật tự khu vực trong và ngoài cổng, cổng trường phải sạch sẽ không để các phương tiện người bán hàng đứng tụ tập, lộn xộn, dán treo quảng cáo ở cổng trường.

      - Phòng trực phải gọn gàng sạch sẽ, có bản phân công trực, sổ trực , nhật ký ca trực, hết ca trực ký nhận bàn giao cho ca trực sau, phòng trực không được nấu ăn và để cho người ra vào tự do.

      - Nắm kế hoạch mở cổng cho xe ô tô đi công tác sớm.

        b/  Trực tuần tra.

      - Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn về người và tài sản trong trường.

      - Phát hiện  ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy định, trộm cắp tàisản, kiểm tra đơn vị, cá nhân ra về không khoá cửa phòng làm việc, không đóng cửa sổ, phòng học để điện sáng, quạt, lập biên bản báo cáo đơn vị nhà trường đề nghị xử lý.

     - Hướng đẫn để xe đạp, xe máy vào đúng nơi quy định, không để súc vật vào trường ngược lại người trực để mất mát tài sản, hư hỏng ghế đá, bẻ nhổ cây cảnh, không có lý do chính đáng thì phải đền bù theo giá trị hiện hành và cắt danh hiệu thi đua.

    - Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy và quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dể cháy, chất độc hại.

   - Thường xuyên liên hệ với các đơn vị trong trường, công an, khối phố để phối hợp giải quyết các sự việc xảy ra trong khu vực được phân công.

         c/ Trực bảo vệ KTX.

- Thực hiện nghiêm nội quy ra vào khu nội trú, không để các trường hợp thanh niên bên ngoài vào KTX.

- Phối hợp chặt chẽ với ban QLNT, đội cờ đỏ, thanh niên tình nguyện, phát hiện và ngăn chặn kịp thời HSSVđánh nhau, uống rượu gây mất trực tự trong KTX, đi chơi về quá giờ quy định nhẩy tường rào, tự ý cho khách ngủ trong KTX không báo cáo, lập biên bản xử lý theo quy định và báo cáo kịp thời trưởng  ban và đơn vị quản lý Ban giám hiệu các trường hợp vi phạm vượt quá quyền hạn giải quyết báo cáo với công an phường trực tiếp quản lý để giải quyết.

      d/ Trực bảo vệ khu Đa năng.

-         Bảo vệ an ninh chính trị- trật tự an toàn người và tài sản, thực hiện đúng nội quy ra vào nhà Đa năng.

-         Thực công tác phòng cháy, chữa cháy, phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng, khối phố, cơ quan công an giải quyết các sự việc xảy trong khu vực.

 Quy định giờ đóng mở cổng như sau;

          Mùa hè khoá cổng từ 22h30 đến 4h30.

          Mùa đông từ 22h đến 5h  (KTX vào tối thứ 7 và CN khoá cổng vào 23h )

Điều 5.        Quyền hạn của Bảo vệ.

          - Kiểm tra, đôn đốc các đơn vi, cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường thực hiện các qui định của pháp luật và các văn bản pháp qui về an ninh trật tự và nội qui bảo vệ cơ quan.

          - Trong khi làm nhiệm vụ được kiểm tra giấy tờ, người, hàng hoá, phương tiện ra vào cơ quan nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như trộm cắp tài sản, Ma tuý vv…

          - Tiến hành xác minh những vụ việc về an ninh trật tự - an toàn tài sản xảy ra ở cơ quan

Điều 6.        Tài chính, cơ sở vật chất.

          Ban là đơn vị trực thuộc trường đại học Hồng Đức, làm việc và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các chế độ khác do nhà trường chi trả theo qui định chi tiêu nội bộ.

Điều 7.        Cơ sở vật chất.

          Ban bảo vệ được nhà trường hỗ trợ trang thiết bị làm việc và được quản lý theo qui định hiện hành của nhà trường.

          Ban được sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh trật tự - an toàn tài sản; có trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản về cơ sở vật chất của nhà trường, có trách nhiệm bồi thường tài sản nếu để hư hỏng, thất thoát.

 

CHƯƠNG III

QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN

Điều 8.        Trách nhiệm.

          - Chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị trong và ngoài trường để thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch hoạt động của ban;

          - Tham mưu tư vấn cho nhà trường các vấn đề an ninh trật tự - đảm bảo an toàn tài sản cơ quan, hàng năm tổng kết công tác ANQP.

Điều 9.        Quan hệ của ban với các đơn vị khác trong và ngoài trường.

          - Ban có quan hệ bình đẳng với các đơn vị, bộ phận khác trong và ngoài trường, phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ có liên quan đến công tác an ninh trật tự- đảm bảo an toàn tài sản cơ quan;

          - Ban chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trường, sự kiểm tra giám sát của các đơn vị chức năng trong trường;

          - Ban báo cáo với Ban Giám hiệu, phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phương để giải quyết các sự việc xảy ra.

CHƯƠNG IV

THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 10.      Ban tổ chức tự kiểm tra mọi hoạt động của ban theo qui định của pháp luật.

          Ban chịu sự kiểm tra, thanh tra của nhà trường và chịu trách nhiệm trước nhà trường.

Điều 11.      Khen thưởng.

          Những cá nhân, tập thể thực hiện tốt qui chế, có nhiều đóng góp cho nhà trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… được đề nghị nhà trường khen thưởng.

Điều 12.      Xử lý vi phạm.

          Bảo vệ trực để kẻ gian phá hoại hư hỏng, mất mát, thất thoát tài sản không có biện pháp giải quyết xử lý nghiêm thì phải đền bù theo giá trị hiện hành.

          Cá nhân, tập thể làm trái với các qui định của Quy chế tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm, thì bị xử lý kỷ luật.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13.      Quy chế này được áp dụng cho Ban bảo vệ và có hiệu lực từ ngày Hiệu trưởng trường đại học Hồng Đức phê duyệt.

          Ban bảo vệ, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình hoạt động, theo đề nghị của trưởng ban, Hiệu trưởng có thể xem xét quyết định bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

                                                                            


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing