Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
NGÀNH NGHỀ NÀO PHÙ HỢP VỚI TÍNH CÁCH CỦA BẠN?
Cập nhật lúc: 03:51 PM ngày 19/05/2020
Bạn thuộc kiểu tính cách nào và phù hợp với ngành nghề (việc làm) nào trong 6 kiểu dưới đây (dựa theo lí thuyết mật mã của Holland)?

 

1. Kiểu người thực tế cụ thể - thao tác kĩ thuật

 

Đặc điểm,

khả năng

Yêu cầu

Môi trường làm việc tương ứng

Nghề nghiệp phù hợp điển hình

Các ngành nghề đào tạo

 

Có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mĩ nghệ...

- Thể lực tốt

- Suy nghĩ thực tế;

- Tư duy, trí nhớ tốt;

-Say mê, nghiêm túc thực hiện các qui trình kĩ thuật;

- Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ;

- Có năng lực chú ý tốt;

- Thị lực tốt;

- Trí tưởng tượng không gian tốt;

- Phản ứng cảm giác/ vận động nhanh, chính xác;

- Chịu đựng trạng thái căng thẳng;

- Kiên trì, nhạy cảm;

- Khí chất thần kinh ổn định.

Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng; Làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao.

Trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, điện - điện tử, cơ khí, điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc, các nghề thủ công mĩ nghệ, vận động viên, huấn luyện viên, cảnh sát, cứu hoả…

Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện - điện tử, tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mĩ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, thêu nghệ thuật, đan, móc, làm hoa, cắm hoa, điêu khắc, nhân viên kĩ thuật phòng thí nghiệm, tài xế, lái tàu, công nghệ thông tin, nấu ăn, quản lí cảnh quan và môi trường, trồng hoa, cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy sản…

                                     

2. Kiểu người kiên trì- khoa học – nghiên cứu

Đặc điểm, khả năng

Yêu cầu

Môi trường làm việc tương ứng

Nghề nghiệp phù hợp điển hình

Các ngành nghề đào tạo

Những người ở nhóm nghiên cứu có sở thích và khả năng làm việc độc lập, nghiên cứu say mê về một lĩnh vực nào đó như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nghiên cứu về văn hóa xã hội… Có khả năng để chuẩn bị làm việc với hệ thống khái niệm khoa học, tìm ra quy luật chung để trình bày dưới dạng hệ thống ký hiệu. Ở mức cao hơn, những người nhóm này có khả năng hoạt động giao tiếp trí tuệ, tư duy trừu tượng, lao động sáng tạo khoa học bậc cao để phát hiện quy luật và thiết kế chiến lược KHKT và KHXH.

- Phát triển mạnh tư duy logic;

- Kiên trì, làm việc có phương pháp, ham hiểu biết;

- Có óc tò mò, quan sát tinh tế;

 - Nhạy cảm, phán đoán, ứng xử kịp thời, tự đặt ra yêu cầu cao và nghiêm khắc đối với chính mình;

- Có tính quyết đoán, thất bại không nản;

- Có khả năng tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể;

- Có năng lực vượt khó, thông minh, có kĩ năng sống thích ứng;

Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, giáo dục, văn hóa….

Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, giáo dục, môi trường, bác sĩ, kĩ thuật viên y tế, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm…

Kĩ sư công nghệ phần mềm, nhân viên các phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, động vật học, thực vật học, công nghệ sinh học, môi trường, tâm lí học, lập trình viên, toán học, vật lí, hóa học, sử học, địa lí, văn học, chuyên viên nghiên cứu thị trường, giảng viên đại học…

3. Kiểu người sáng tạo tự do - văn học - nghệ thuật

 

Đặc điểm, khả năng

Yêu cầu

Môi trường làm việc tương ứng

Nghề nghiệp phù hợp điển hình

Các ngành nghề đào tạo

Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như viết văn, bình thơ, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ…. Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ,…

- Sáng tạo, linh hoạt và thông minh;

- Kiên trì, nhạy cảm;

- Tinh thần phục vụ tự nguyện;

- Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể;

- Có khả năng sống thích ứng; - Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng;

- Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị.

Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình.

Sáng tác văn học, thơ ca, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa..), hoạ sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo,  giảng viên văn học…

Viết văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng…) thợ thủ công mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc…), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo…

                                                   

4. Kiểu người linh hoạt quảng giao - phục vụ xã hội

Đặc điểm, khả năng

Yêu cầu

Môi trường làm việc tương ứng

Nghề nghiệp phù hợp điển hình

Các ngành nghề đào tạo

Những người ở nhóm xã hội có sở thích và khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Trong nhóm này có nghề giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư...

- Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch;

 - Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi;

- Sáng tạo, linh hoạt, thông minh; – Tuyệt đối tôn trọng ý kiến của thân chủ;

-  Có năng lực chú ý tốt;

- Kiên trì, nhạy cảm;

- Lịch thiệp;

- Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt; - Tôn trọng mọi người;

- Sức khỏe tốt, bền bỉ;

- Có tính sáng tạo;

- Tinh thần phục vụ tự nguyện.

Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện và chỉ dẫn người khác.

Dạy học, y khoa, dược khoa, luật sư, tư vấn tâm lí, hướng dẫn viên du lịch…

Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ hội phụ nữ, nhân viên khách sạn/Khu nghỉ dưỡng (Resort)...

 

5. Kiểu người chủ động uy quyền - dựng nghiệp quản lí

Đặc điểm, khả năng

Yêu cầu

Môi trường làm việc tương ứng

Nghề nghiệp phù hợp điển hình

Các ngành nghề đào tạo

Những người ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên về ra lệnh cho người khác và lãnh đạo một nhóm người hay cả một tập thể lớn. Nghề thuộc nhóm này mang tính chất quản lí như công an, sỹ quan, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống có tầm cỡ ảnh hưởng rộng lớn tới nhiều con người, nhiều vấn đề ở cấp vĩ mô.

- Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nói;

- Là người có kĩ năng sống: Hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo hơn người, có hệ thần kinh vững mạnh, bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tượng, có trí nhớ tốt, tậptrung sâu bền vững.

- Kiến tạo tổ chức;

- Xây dựng giá trị mới cho tổ chức;

- Tạo ra động lực hoạt động;

- Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập.

Môi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác và thực hiện các chức năng: – Điều hành chung; – Chủ trì sản xuất; – Điều phối thông tin, chiến lược giao tiếp; – Giám sát từng giai đoạn, trợ giáo; – Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập.

Nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, luật sư…

Công an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, chủ doanh nghiệp, chuyên viên quan hệ công chúng (PR), quản lí khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao cấp, quản lí giáo dục các cấp…

 


 

6. Kiểu người thận trọng nề nếp - nghiệp vụ quy củ

Đặc điểm, khả năng

Yêu cầu

Môi trường làm việc tương ứng

Nghề nghiệp phù hợp điển hình

Các ngành nghề đào tạo

Những người ở nhóm nghiệp vụ có sở thích và có khả năng làm việc ở văn phòng, làm các công việc sổ sách như văn thư, hành chánh, tài vụ, bưu điện, tiếp tân,… Nhóm nghề này đòi hỏi phải có hoạt động giao tiếp với nhiều người, nhiều công việc, có nghiệp vụ, được huấn luyện từ trung cấp đến đại học trong doanh nghiệp, trong hoạt động phục vụ công cộng,…

- Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng;

- Thận trọng nhưng nhanh nhẹn;

- Ứng xử kịp thời, siêng năng;

- Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật,…;

- Hiểu rõ người đối thoại;

- Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn;

- Có trí nhớ tốt;

- Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế;

- Có khả năng hoạt động độc lập;

- Giỏi ngoại ngữ và ứng xử;

- Xử lí thông tin tốt.

Môi trường làm việc mang tính chất giao tiếp với nhiều người, nhiều công việc, đòi hỏi có tính nghiệp vụ như lưu trữ văn thư, kế toán, tài chính, tín dụng,

Nhân viên ngân hàng, kế toán, thư kí văn phòng, biên tập viên, thủ thư…

Thư ký, nhân viên lưu trữ, thư viện, nhân viên văn phòng, chuyên viên thuế, thủ quỹ, kế toán viên, lễ tân, bưu điện, nhân viên ngân hàng…

 

IV. Bạn cần hiểu ngành học, nghề, nghề nghiệp, việc làm

            Ngành học là một lĩnh vực hoạt động về chuyên môn khoa học, kinh tế, văn hóa nói chung. Ví dụ ngành Toán, ngành cơ khí.

Ngành học còn được gọi là ngành đào tạo. Đây là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Chuyên ngành đào tạo hẹp và sâu hơn ngành học. Nó là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. Ví dụ ngành sư phạm Ngữ văn, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Văn-Tiếng Việt.

Nghề là một lĩnh vực lao động được tập hợp từ nhiều hoạt động có cùng các đặc điểm chuyên môn; Là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội. Ví dụ nghề dạy học, nghề nông.

Nghề nghiệp là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê; Là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công. Ví dụ việc coi thi, việc chấm thi, việc dạy, việc quản sinh trong trường học. Việc làm là hoạt động lao động hợp pháp, tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing