Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, VIỆC LÀM CỦA TỈNH THANH HÓA TRONG 5 NĂM TỚI
Cập nhật lúc: 04:08 PM ngày 19/05/2020

 

1. Nhóm ngành liên quan đến công nghệ thông tin (lập trình viên, thiết kế lập trình game, kỹ sư an ninh mạng, kỹ sư hệ thống, kỹ sư phần mềm…) sẽ là những chuyên ngành được các doanh nghiệp chào đón nhất. Sự phát triển ngày càng rộng lớn của internet và các tiện ích của nó trong hiện tại và tương lai sẽ ngày một ứng dụng nhiều hơn công nghệ vào cuộc sống. Hiện nay sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, dự kiến đến năm 2025, nguồn nhân lực trong ngành này cần đến 300.000 - 400.000 lao động trong cả nước để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công nghệ và thông tin. Do đó, hướng nghiệp cho học sinh tham gia học tập và đào tạo bài bản ngành này trong thời điểm hiện tại và cả tương lai là định hướng để các cơ sở đào tạo dạy nghề cần xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực thực hiện.

2. Nhóm ngành Marketing - Quan hệ công chúng cũng được đánh giá là ngành có xu hướng phát triển tốt trong tương lai, marketing đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tiếp cận khách hàng trong thương mại điện trong những năm gần đây, và đặc biệt nếu bước vào kỷ nguyên số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt, vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng hơn. Do vậy cơ hội việc làm của sinh viên ra trường được đào tạo theo nhóm ngành nghề này có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, và đó cũng là cơ sở để định hướng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trong lựa chọn nghề phù hợp.

3. Các nhóm ngành Điện - Điện tử - Cơ khí - Tự động hóa có nhiều tiềm năng để phát triển, với mục tiêu phát triển theo xu thế hiện đại hóa để đảm bảo nhu cầu phục vụ của đất nước và các mặt trong đời sống xã hội, do đó đòi hỏi có nguồn nhân lực có chất lượng cao, tiệm cận với trình độ thế giới với những kỹ năng và được đào tạo bài bản, cập nhật những kiến thức mới nhất, có thể làm tốt yêu cầu của công việc. Theo dự báo, trong giai đoạn 2020 - 2025 ngành điện - điện tử cần khoảng 24.000 lao động/năm, ngành cơ khí cần 15.000 lao động/năm. Hiện tại, nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, công ty cơ khí là rất lớn nhưng tỷ lệ sinh viên ngành này và các ngành liên quan tốt nghiệp lại quá ít, không thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Có thể thấy, đây chính là nhóm các ngành mang lại cơ hội rất lớn về việc làm để định hướng, hướng nghiệp cho các bạn sinh viên đăng ký học. Nhiều doanh nghiệp thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa có nhu cầu tuyển dụng sinh viên nhóm ngành này, nhưng nguồn cung nhân lực không đáp ứng được hoặc không đủ đáp ứng theo yêu cầu.

4. Nhóm ngành nghề May mặc - giầy da - nhựa - bao bì, đặc biệt là may mặc và giầy da có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong cơ cấu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Khảo sát nhu cầu tuyển dụng trong các loại hình doanh nghiệp trong 12 quý liên tiếp[1], số lượng tuyển dụng lao động làm việc ở nhóm ngành nghề này luôn chiếm tỷ lệ từ 80% trở lên trong cơ cấu tuyển dụng. Số liệu này được ghi nhận ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất trong ngành may mặc, giầy da[2] trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của ILO[3], bước vào kỷ nguyên số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dự kiến khoảng 75% lao động trong ngành điện tử, 86% lao động ngành dệt may, da giầy đối diện với nguy cơ mất việc làm vì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tự động hóa bởi máy móc, rô bốt trong lĩnh vực này. Đây là nguy cơ hiện hữu mà người lao động trong các doanh nghiệp giầy da, may mặc ở Thanh Hóa nói riêng, và cả nước nói chung phải đối mặt trong tương lai không xa (khoảng trên 3.000 doanh nghiệp may mặc trong cả nước). Nguồn nhân lực làm việc trong nhóm ngành nghề này hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất, có trình độ chuyên môn, tay nghề thấp. Đây là đặc điểm dễ “tổn thương” của nhóm lao động này. Trong ngắn hạn, nhu cầu lao động phổ thông làm việc trong nhóm ngành này đang thiếu trầm trọng bởi các doanh nghiệp hiện không tuyển đủ nhân sự để vận hành hết công suất nhà máy.

5. Nhóm ngành dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn đang phát triển và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Đây được xem là ngành “công nghiệp không khói” trong những năm gần đây có tỷ lệ tăng trưởng mạnh, nhưng cung lao động không đáp ứng đủ cầu nhân lực. Theo thống kê trong cả nước, hiện chỉ có 3,11% nhân lực được đào tạo chính quy, bài bản trong tổng số hơn 1 triệu lao động ngành này đang hoạt động; như vậy nhu cầu lớn nguồn nhân lực trong ngành này không chỉ ở hiện tại mà sẽ có thiếu trong đáp ứng yêu cầu trong tương lai. Thanh Hóa hiện có nhiều cơ hội để phát triển ngành này bởi hệ thống dịch vụ thăm quan du lịch được trải dài từ đồng bằng ven biển lên tận các khu vực miền núi, các địa danh, danh làm thắng cảnh cũng đang cần những nhân sự có chuyên môn, được đào tạo bài bản làm việc. Việc phát triển du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn ở Thanh Hóa trong những năm trở lại đây đã khiến cung không đủ cầu. Chính vì thế, nhu cầu nhân lực ngành này ở Thanh Hóa cũng cần tính toán để hướng nghiệp cho học sinh trong quá trình định hướng học nghề, đào tạo.

6. Xu hướng phát triển còn tập trung ở một số ngành, nhóm ngành quan trọng trong tương lai gần Kế toán - kiểm toán, Tài chính - tín dụng - ngân hàng cũng được đánh giá có xu hướng phát triển trong tương lai. Những quy định, chế tài về tài chính mới trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi nhân lực đào tạo từ ngành này phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu chuyên sâu và kỹ năng căn bản về nghiệp vụ để tiếp cận nhanh, chính xác vấn đề… đang và sẽ được các doanh nghệp ưu tiên tuyển dụng trong tương lai.

Thanh Hóa với khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp lớn trong nước đang thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là cơ hội để học sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai.

Xét theo yếu tố vùng, miền trên địa bàn tỉnh, việc phân bố dân cư và doanh nghiệp có những định hướng phát triển các ngành nghề khác nhau. Vùng miền núi trung du tập trung phát triển các ngành Nông - Lâm nghiệp, chế biến nông sản, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, …Vùng đồng bằng tập trung phát triển đa ngành nghề, đặc biệt tập trung đến các nhóm ngành có hàm lượng chất xám cao, liên quan đên công nghiệp cơ khí, chế tạo, luyện kim, công nghệ thông tin, truyền thông…Vùng ven biển tập trung phát triển các nhóm ngành nghề liên quan đến Thủ công - mỹ nghệ, chế biến thủy, hải sản…

Bảng 2: Nhu cầu nhân lực gắn với phát triển các lĩnh vực ngành nghề

theo không gian vùng tỉnh Thanh Hóa dự báo đến năm 2025

TT

Không gian vùng

Lĩnh vực ngành, nghề

phát triển theo quy hoạch

Nhu cầu nhân lực

1

TP Thanh Hóa – Sầm Sơn và khu vực phụ cận

Thương mại và Du lịch

 

Nhân lực dịch vụ khoảng 978 nghìn người, chiếm 94% tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Đẩy mạnh phát triển nhân lực chất lượng cao trong các ngành dịch vụ thương mại, vận tải kho bãi, cảng biển, du lịch, y tế, giáo dục.

Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

2

Trục quốc lộ 1A (từ thị xã Bỉm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu kinh tế Nghi Sơn)

Công nghiệp

Du lịch ven biển

Dịch vụ

Đào tạo nghề

Y tế chất lượng cao

 

Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia

Du lịch biển nghỉ dưỡng

 

Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hậu Lộc

Du lịch văn hóa gắn với di sản thế giới Thành nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, hang Con Moong, đền Bà Triệu

 

Như Thanh, Tĩnh Gia, Quan Hóa, Mường Lát, Bá Thước, Thường Xuân.

Du lịch sinh thái vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, Hòn Mê.

Dịch vụ du lịch cao cấp

3

Trục đường Hồ Chí Minh (từ Thạch Thành đi Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn – Sao Vàng, Bãi Trành)

Công nghiệp công nghệ cao

Chế biến nông lâm sản

Sản xuất vật liệu xây dựng

Chế biến khoáng sản

Nông nghiệp công nghệ cao

366,8 nghìn người.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 78,6%. Đẩy mạnh lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Phát triển nhân lực nông nghiệp ứng dụng  cao

4

Trục quốc lộ 45 và 47 (từ thị xã Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến khu công nghiệp Lam Sơn  - Sao Vàng)

Khu đô thị

Trung tâm đào tạo chất lượng cao

Khu công nghiệp chất lượng cao

Trung tâm dịch vụ và du lịch

1,100,3 nghìn người

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 90,2%. Phát triển nhân lực có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực chế biến, chế tạo, điện tử, cơ khí đáp ứng nhu cầu thị trường lao động công nghệ cao như: Công nghiệp lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm từ hóa dầu, sản xuất điện, chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, luyện cán thép, cơ khí chế tạo.

[Nguồn: Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tại Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 14/11/2019].

 

BẢNG 3. Các ngành, lĩnh vực được quy hoạch là trụ cột phát triển

của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025

 

TT

Ngành/Lĩnh vực

Nhóm ngành ưu tiêu phát triển

Địa bàn

1

Công nghiệp

 

 

1.1.             Khai thác khoáng sản và công nghiệp cảng biển

Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Bãi Trành

    1.2. Chế biến, chế tạo

- Lọc hóa dầu,

- Chế biến sản phẩm sau học hóa dầu

- Nhựa

Khu công nghiệp Nghi Sơn

    1.3. Dệt may và day giày

        - Dệt may (sản xuất hàng cao cấp để xuất khẩu)

        - Da giày (sản xuất hàng cao cấp để xuất khẩu).

Các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

    1.4. Chế biến thực phẩm xuất khẩu

        - Chế biến lâm sản:

Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân

        - Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi

Nông Cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa.

        - Chế biến thực phẩm, đồ uống

Thọ Xuân, TP Thanh Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa.

2

Xây dựng

- xây dựng đô thị sinh thái

- xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch chất lượng cao.

- xây dựng theo công nghệ tiên tiến, sử dụng vật liệu mới

- xây dựng giao thông đường bộ

KKT Nghi Sơn - TP Thanh Hóa – TX Sầm Sơn - TX Sầm Sơn.

3

Thương mại

- Phát triển thương mại nội địa

- phát triển sàn giao dịch hàng hóa

- phát triển hạ tầng thương mại

- dịch vụ logistic

-  Thương mại điện tử

- Khu vực đô thị lớn,

 - trung tâm vùng miền,

-  KKT Nghi Sơn

- Thành lập KKT cửa khẩu Na Mèo

- Nâng cấp của khẩu Khẹo

4

Dịch vụ cảng biển, vận tải, kho bãi

- hệ thống vận tải đường bộ - đường sắt – đường thủy – đường hàng không.

- các dịch vụ vận tải - cảng biển - logistics

-  phát triển vận tải đường bộ

- phát triển Thọ Xuân thành sân bay quốc tế.

- hệ thống giao thông công cộng trong thành phố Thanh Hóa- khu kinh tế Nghi Sơn với các trung tâm kinh tế trọng điểm và các huyện.

5

Tài chính, ngân hàng

Phát triển các dịch vụ tài chính như:

- kiểm toán,

- bảo hiểm,

- cho thuê tài chính,

- tư vấn tài chính,

- thông tin tư vấn kinh doanh bất động sản,

- chứng khoán.

Mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,

6

Giáo dục và đào tạo

1. Giáo dục

- Phát triển giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học.

- Thực hiện phân luồng giáo dục ngay đầu cấp THPT, có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng.

2. Đào tạo

- phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành kỹ thuật

-  kinh doanh, thương mại,

- du lịch, khách sạn, nhà hàng,

- y tế,

- công nghiệp khai khoáng,

- tài chính, ngân hàng,

- bảo hiểm, 

- vận tải, ..

- phát triển dạy nghề theo địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.

- Xây dựng hệ thống tư vấn nghề trực tiếp cho từng học sinh

 

 

 

 

- trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Đại học Hồng Đức,

- xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề đạt chuẩn quốc tế tại TP Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn

- Phối hợp với các trường đại học lớn trong khu vực để thành lập phân hiệu tại Thanh Hóa.

7

Văn hóa, thể dục thể thao

1.       Văn hóa

- di tích

- Bảo tồn, bảo tàng

- thư viện

- văn hóa

2. Thể thao

- bóng đá chuyên nghiệp

- các môn thể thao quần chúng

TP Thanh Hóa, Sầm sơn, Thọ Xuân.

 

 

- Các huyện miền núi

 

- Phát triển 03 khu phức hợp thể thao bãi biển tại khu du lịch lớn như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hòn Mê

8

Thông tin, truyền thông

1.       Công nghệ thông tin

-          Phát triển hạ tầng thông tin

-          An ninh thông tin

-          Internet kết nối vạn vật

2.       Truyền thông

- phát thanh,

- truyền hình,

- báo chí,

- xuất bản

- xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh

- các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

9

Y tế

 

- thần kinh,

- ung bướu,

- chấn thương – chỉnh hình,

- tim mạch,

- đái tháo đường,

- sản khoa

- dinh dưỡng

- Lây nhiễm

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Bệnh nghề nghiệp

- Hoàn thiện:

+ Bệnh viện Ung bướu,

+ Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình

+ các trung tâm y tế huyện chưa có trụ sở làm việc.

- Thành lập mới:

+  Bệnh viện Đa khoa tỉnh 2,

Bệnh viện chuyên khoa Răng hàm mặt - Tai mũi họng,

+ Bệnh viện nhiệt  đới,

+ Bệnh viện Lão khoa,

+ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu.

10

Du lịch

 

-          Du lịch biển

 

Sầm Sơn, Hải Nam, Hải Tiến, Hải Hòa, khu vực đảo Hòn Mê;

Du lịch sinh thái

Khu nghỉ dưỡng Pù Luông và Vườn quốc gia Bến En

 

 

-          Du lịch tâm linh và văn hóa

Thành nhà Hồ, Lam Kinh, Hàm Rồng, làng cổ Đông Sơn, văn hoá Đa Bút, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thác Ma Hao- Bản Năng Cát.

Du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe hướng đến người cao tuổi.

khu du lịch Hải Hòa, Hải Thanh, công viên giải trí tại Sầm Sơn, casino trên quần đảo Hòn Mê và trung tâm hội nghị trải dài trong các khu du lịch biển.

11

Nông nghiệp

1.       1. Trồng trọt

+ Lúa chất lượng cao

 

 

 

Nông Cống, Triệu Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng Xương, Đông Sơn và Tp. Thanh Hóa

Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, và Nông Cống.

 

 

+ ngô thâm canh

Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Hậu Lộc, Quảng Xương. Thường Xuân, Như Xuân

 

 

 

+ Rau an toàn

 

 

 

 

 

 

+ chế biến rau quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cây công nghiệp và cây nguyên liệu

+ cây mía

+ sản xuất đường với các sản phẩm sau đường (điện và cồn ethnol, ván ép, dầu sinh học, phân bón)

 

 

 

+ sản xuất và chế biến sắn nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

+ sản xuất cói

 

 

 

 

 

+ Sản xuất đậu tương

+ Sản xuất lạc:

 

 

 

+ Cây cao su

 

 

 

 

 

+ Cây ăn quả (cam, bưởi, chuối, dứa)

 

 

 

 

+ cây khoai Nhật vàng, Nhật tím

+ cây dâu tằm

 

 

 

 

 

+ hoa, cây cảnh

 

 

 

 

+ Cây làm thức ăn chăn nuôi

+ cây gai lấy sợi.

 

 

 

 

 

2.       Chăn nuôi

+ nuôi lợn hướng nạc

+ Bò sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bò thịt chất lượng cao (bò Úc)

+ nuôi trâu kéo và trâu thịt.

 

 

 

+ nuôi gia cầm chất lượng cao

-          Con nuôi đặc sản

+ Lợn sữa xuất khẩu

+ Gà ri

+ Lợn mán, lợn rừng

+ Vịt

 

-          chế biến

+ thức ăn chăn nuôi,

+ chế biến sữa

 

 

 

 

4.       Lâm nghiệp

+ rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-          rừng sản xuất

+ luồng thâm canh

+ quế

+ khai thác bền vững cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên

+ cây mắc ca

 

 

 

 

 

-          rừng kinh doanh gỗ lớn

+ keo tai tượng

+ lát hoa

+ xoan

 

 

 

 

 

-          Chế biến lâm sản

+ chế biến gỗ công nghiệp

+ chế biến giấy

+ chế biến đồ mộc cao cấp

+ chế biến luồng, ván.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.       Thủy sản

-          Khai thác thủy sản

+ nghề lưới vây,

+ nghề câu,

+ lưới rê,

+ mành chụp

 

 

-          Nuôi trồng thủy sản nước mặn

+ tôm he chân trắng

+ ngao Bến Tre

+ cá rô phi xuất khẩu

 

 

 

-          Nuôi trồng nước lợ

+ tôm he chân trắng

+ tôm sú

+ cua

+ tôm rảo,

+ cá vược,

+ bống bớp,

+ trồng rau câu

 

 

-          Nuôi trồng nước ngọt

+ cá rô phi xuất khẩu

+ cá rô đầu vuông,

+ cá lăng,

+ cá chim

+ nuôi cá lồng

 

 

 

 

-          Chế biến thủy sản

+ cá đông lạnh,

+ chả cá, tôm, mực đông lạnh

+  nước mắm Thanh Hương, nước mắm Hải Bình, Hải Thanh, mắm chua Hậu Lộc;

+ cá khô và moi khô ở Tĩnh Gia

 

Vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng và ven biển, vùng ven các đô thị và khu công nghiệp tập trung.

- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng (Thọ Xuân)

-Khu nông nghiệp công nghệ cao thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định.

 

 

 

 

 

 

- Nhà máy chế biến dứa Như Thanh,

- Xí nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Bút Sơn-Hoằng Hoá

- nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Hà Trung

- nhà máy chế biến măng xuất khẩu Bá Thước

- nhà máy chế biến rau quả Thống Nhất

- nhà máy chế biến rau quả tại Bỉm Sơn, Thạch Thành

 

 

 

 

 

Thạch Thành, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Nông Cống.

 

 

 

 

- Nhà máy tinh bột sắn Như Xuân,

- Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước

- Nhà máy tinh bột sắn Phúc Thịnh - Ngọc Lặc.

 

 

 

Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống

 

 

 

 

Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương.

 

 

 

nhà náy chế biến cao su Cẩm Thủy, Như Xuân.

 

 

 

Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch thành, Bá Thước, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân.

 

 

 

Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Hậu Lộc

 

 

 

Thành phố Thanh Hóa, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung.

 

 

 

Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân.

 

 

 

 

- Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất

- Trại bò sữa số 1 Sao Vàng

- Trại Bò sữa số 2 tại huyện Như Thanh

- Trang trại tại huyện Nông Cống.

 

 

 

Công ty CP Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa (Bá Thước).

 

 

tập trung ở khu vực nông thôn và miền núi.

 

 

 

 

 

Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH

 

 

 

 

 

- 2 vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương);

- 4 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, sến Tam Quy);

- 4 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn)

- khu bảo tồn loài hạt trần Nam Động

 

 

- đầu nguồn các con sông lớn và các hồ đập thủy lợi, thủy điện;

- phát triển rừng phòng hộ khu vực hành lang - vành đai biên giới Việt - Lào;

- phát triển rừng phòng hộ chắn sóng và chống xói lở bờ biển;

- trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng.

 

 

 

 

các huyện Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh.

 

 

 

 

 các huyện: Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc.

 

 

 

 

- Ba nhà máy giấy (Mục Sơn, Lam Kinh, Lam Sơn

- Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam (Như Xuân)

- Công ty cổ phần đầu tư phát triển kinh tế - rừng bền vững toàn cầu (Quan Sơn)

- Công ty cổ phần sản xuất thương mại Việt Quang (Thường Xuân Công ty TNHH Đài Việt (Bá Thước)

- Nhà máy chế biến gỗ MDF

-Nhà máy chế biến ván luồng ép thanh

- Nhà máy chế biến đồ mộc cao cấp.

 

 

 

 

 

 

 

Các huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Nga Sơn, Quảng Xương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 nhà máy đóng trên địa bàn TP. Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ chế biến rau quả

 

- Nhà máy chế biến dứa Như Thanh,

- Xí nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Bút Sơn-Hoằng Hoá

- nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Hà Trung

- nhà máy chế biến măng xuất khẩu Bá Thước

- nhà máy chế biến rau quả Thống Nhất

- nhà máy chế biến rau quả tại Bỉm Sơn, Thạch Thành

 

 

- Cây công nghiệp và cây nguyên liệu

+ cây mía

+ sản xuất đường với các sản phẩm sau đường (điện và cồn ethnol, ván ép, dầu sinh học, phân bón)

Thạch Thành, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Nông Cống.

 

 

 

+ sản xuất và chế biến sắn nguyên liệu

 

- Nhà máy tinh bột sắn Như Xuân,

- Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước

- Nhà máy tinh bột sắn Phúc Thịnh - Ngọc Lặc.

 

 

+ sản xuất cói

 

Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống

 

 

 

+ Sản xuất đậu tương

+ Sản xuất lạc:

Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương.

 

 

Cây cao su

nhà náy chế biến cao su Cẩm Thủy, Như Xuân.

 

 

+ Cây ăn quả (cam, bưởi, chuối, dứa)

 

 

Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch thành, Bá Thước, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân.

 

 

+ cây khoai Nhật vàng, Nhật tím

+ cây dâu tằm

Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Hậu Lộc

 

 

+ hoa, cây cảnh

 

Thành phố Thanh Hóa, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung.

 

 

+ Cây làm thức ăn chăn nuôi

+ cây gai lấy sợi.

Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân.

 

 

1.       2. Chăn nuôi

+ nuôi lợn hướng nạc

+ Bò sữa

+ Bò thịt chất lượng cao (bò Úc)

+ nuôi trâu kéo và trâu thịt.

- Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất

- Trại bò sữa số 1 Sao Vàng

- Trại Bò sữa số 2 tại huyện Như Thanh

- Trang trại tại huyện Nông Cống.

 

 

 

+ nuôi gia cầm chất lượng cao

-          Con nuôi đặc sản

+ Lợn sữa xuất khẩu

+ Gà ri

+ Lợn mán, lợn rừng

+ Vịt

tập trung ở khu vực nông thôn và miền núi.

 

 

 

-          chế biến

+ thức ăn chăn nuôi,

+ chế biến sữa

Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH

 

 

 

4.       3. Lâm nghiệp

+ rừng đặc dụng

 

- 2 vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương);

- 4 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, sến Tam Quy);

- 4 khu di tích lịch sử văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn)

- khu bảo tồn loài hạt trần Nam Động

 

 

+ rừng phòng hộ

 

- đầu nguồn các con sông lớn và các hồ đập thủy lợi, thủy điện;

- phát triển rừng phòng hộ khu vực hành lang - vành đai biên giới Việt - Lào;

- phát triển rừng phòng hộ chắn sóng và chống xói lở bờ biển;

- trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng.

 

 

-          rừng sản xuất

+ luồng thâm canh

+ quế

+ khai thác bền vững cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên

+ cây mắc ca

các huyện Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh.

 

 

 

-          rừng kinh doanh gỗ lớn

+ keo tai tượng

+ lát hoa

+ xoan

các huyện: Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc.

 

 

-          Chế biến lâm sản

+ chế biến gỗ công nghiệp

+ chế biến giấy

+ chế biến đồ mộc cao cấp

+ chế biến luồng, ván.

 

 

Ba nhà máy giấy (Mục Sơn, Lam Kinh, Lam Sơn

- Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam (Như Xuân)

- Công ty cổ phần đầu tư phát triển kinh tế - rừng bền vững toàn cầu (Quan Sơn)

- Công ty cổ phần sản xuất thương mại Việt Quang (Thường Xuân Công ty TNHH Đài Việt (Bá Thước)

- Nhà máy chế biến gỗ MDF

-Nhà máy chế biến ván luồng ép thanh

- Nhà máy chế biến đồ mộc cao cấp.

 

 

6.       4. Thủy sản

-          Khai thác thủy sản

+ nghề lưới vây,

+ nghề câu,

+ lưới rê,

+ mành chụp

-          Nuôi trồng thủy sản nước mặn

+ tôm he chân trắng

+ ngao Bến Tre

+ cá rô phi xuất khẩu

-          Nuôi trồng nước lợ

+ tôm he chân trắng

+ tôm sú

+ cua

+ tôm rảo,

+ cá vược,

+ bống bớp,

+ trồng rau câu

-          Nuôi trồng nước ngọt

+ cá rô phi xuất khẩu

+ cá rô đầu vuông,

+ cá lăng,

+ cá chim

+ nuôi cá lồng (trắm,

Các huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Nga Sơn, Quảng Xương.

 

 

 

-          Chế biến thủy sản

+ cá đông lạnh,

+ chả cá, tôm, mực đông lạnh

+  nước mắm Thanh Hương, nước mắm Hải Bình, Hải Thanh, mắm chua Hậu Lộc;

+ cá khô và moi khô ở Tĩnh Gia

10 nhà máy đóng trên địa bàn TP. Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia.

 

[Theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, quy  hoạch giai đoạn 2021-2030, THE BOSTON CONSULTING GROUP, năm 2018, Nguồn sở Công thương tỉnh Thanh Hóa]



[1] Khảo sát nhu tình hình biến động lao động và nhu cầu sử dụng lao động từ quý 1/2017 đến quý 4/2019 của Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động – TB&XH Thanh Hóa.

[2] Các doanh nghiệp tiêu biểu nhóm này như: Công ty TNHH NY Hoa Việt (Hậu Lộc) hiện đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 6.000/10.000 công nhân, Công ty TNHH SH Vina (Thạch Thành) tuyển dụng 2.500/6.500 công nhân, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam có nhu cầu tuyển 800/13.000 công nhân, Công ty TNHH Fruit of the loom Việt Nam cần tuyển 1.500 công nhân…

[3] Tổ chức Lao động quốc tế.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing