Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chương trình liên kết đào tạo giữa trường Đại học Hồng Đức và tổ chức thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo Tây Ban Nha
Cập nhật lúc: 09:45 AM ngày 27/02/2013
Nhằm mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các trường Đại học và tổ chức giáo dục đào tạo nước ngoài, sáng 11/8/2011, trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức đón tiếp và làm việc với đoàn đại diện thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo Tây Ban Nha (GEC)tại phòng 508 Trung tâm Giáo dục quốc tế.

         Đại diện trường Đại học Hồng Đức gồm có: TS. Nguyễn Mạnh An, Hiệu trường nhà trường; TS. Hoàng Đình Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc tế; TS. Hoàng Văn Thi, UVBTV Đ ảng ủy, Trưởng phòng Đào tạo; Ths. Mai Tiến Trí, Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ; Ths. Phạm Văn Chủ, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và các cán bộ Trung tâm Giáo dục quốc tế. Đại tổ chức GEC có: ông. Juan Carlos và bà Nguyễn Trà, tùy viên v ăn hóa giáo dục.

Tại buổi làm việc, TS. Hoàng Đình Hải đã giới thiệu với đối tác về trường Đại học Hồng Đức, Đề án liên kết đào tạo với nước ngòai của tỉnh Thanh Hóa, và chương trình đào tạo của trường Đại học Hồng Đức. Đại diện cho tổ chức GEC, ông. Juan Carlo tự hòa giới thiệu đôi nét về đất nước, con người và nền giáo dục của Tây Ban Nha, trong đó ông khẳng định: GEC là đơn vị đại diện chương trình thúc đẩy phát tiển hợp tác của Tây Ban Nha tại Việt Nam, đã có một số trường Đại học Việt Nam ký kết hợp tác, hiện tại GEC cũng đang nổ lực làm cầu nối hữu nghị trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi, ông đánh giá cao hiệu quả và ý tưởng đột phá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thanh Hóa thông qua việc thực hiện Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài và hy vọng hợp tác với trường Đại học Hồng Đức sẽ đem lại thành công hơn cả. Mặt khác ông cho rằng: Tây Ban Nha được xem là một trong những nước có nền kinh tế, chính trị, an ninh ổn định, an toàn và đặc biệt là giáo dục phát triển, thêm vào đó chi phí sinh hoạt cho học viên rẻ (800 – 900 Eur/tháng), hiện nay sau tiếng Anh thì tiếng Tây Ban Nha được xem như ngôn ngữ thứ 2 và được sử dụng phổ biến, vì vậy sinh viên học bằng tiếng Tây Ban Nha thì sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được 2 bằng, 1 bằng chuyên ngành và 1 bằn tiếng Tây Ban Nha vì vậy sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt.

Cùng bàn bạc và trao đổi để tìm ra các giải pháp, lĩnh vực và chương trình hợp tác phù hợp và hiệu quả nhất đối với hai bên, Ths. Phạm Văn chủ cho rằng: Để hợp tác tốt hơn, hai bên cần bàn bạc chi tiết về các chương trình Giáo dục như: trao đổi sinh viên, cán bộ và gửi đi đào tạo ở nước ngòai, cần mở rộng chương trình hợp tác giữa các khoa của hai trường, các chương trình học tập cụ thể đối với chương trình hợp tác đào tạo phối hợp ví dụ như: 2 + 2 (cho cấp đại học); 1 + 1 (cho cấp Thạc sĩ); …

Để triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác, TS. Hoàng Văn Thi đã trao đổi với REC về 62 chương trình đào tạo đại học và các chương trình cao cấp tại trường Đại học Hồng Đức, những trao đổi này đã thu hút sự quan tâm của tổ chức GEC. Bà  Nguyễn Trà đã đề xuất cần sớm triển khai chương trình đào tạo tiếng Tây ban Nha tại trường Đại học Hồng Đức. Theo đó TS. Hoàng Đình Hải đề xuất thêm về việc dạy tiếng Tây Ban Nha không chỉ cho sinh viên đi học Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ mà cần quan tâm đến các đối tượng muốn học tiếng để có cơ hội việc làm tốt làm giàu cho tỉnh nhà.

Kết thúc buổi làm việc, TS. Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng nhà trường đã đồng ý chọn GEC để hợp tác đồng thời nhấn mạnh chương trình đào tạo tập trung chủ yếu vào các khối ngành Kỹ thuật, trong đó chú ý triển khai đào tạo bằng hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing