Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Nghiệm thu đề tài khoa học “Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình văn học địa phương trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa”.
Cập nhật lúc: 04:51 PM ngày 10/01/2013
Sáng ngày 10/11/2012, PGS.TS. Phan Huy Dũng, trường Đại học Vinh đã chủ trì Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình văn học địa phương (VHĐP) trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa” do TS. Lê Thị Phượng, trưởng bộ môn Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức làm Chủ nhiệm đề.

 Năm 2002, chương trình Ngữ văn THCS đã đưa kiến thức VHĐP vào giảng dạy trong nhà trường, đó là sự đổi mới so với dạy văn học trước đây. Tuy nhiên, thực tế dạy học chương trình VHĐP trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa nhiều năm qua đang gặp phải nhiều khó khăn như: Yêu cầu chung của tiết học VHĐP trong SGK Ngữ văn không phù hợp với nội dung bài học VHĐP trong tài liệu dạy học kiến thức địa phương lớp 6, 7, 8, 9 do Sở GD&ĐT Thanh Hóa biên soạn. Điều này đã làm cho GV và HS gặp phải nhiều khó khăn khi tổ chức các tiết dạy học VHĐP, chất lượng dạy học bị hạn chế; sau 5 năm thực hiện, các tài liệu do Sở GD&ĐT Thanh Hóa biên soạn được sử dụng như SGK về chương trình địa phương bộc lộ nhiều ưu điểm cũng như tồn tại bất cập ở nội dung dạy học, hướng dẫn tổ chức dạy học, PPDH và kiểm tra đánh giá; Sự gắn kết giữa bài học VHĐP với chương trình chính khóa, giữa vấn đề đặt ra trong bài học với thực tế đời sống xã hội trong các giờ VHĐP ở Thanh Hóa chưa được được chú ý đúng mức. PHần lớn học sinh đều lúng tứng về khả năng giửi quyết tình huống thực tế, không biết đến những giá trị đặc sắc của VHĐP mình.

P1280943.JPG
                             Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài

    Công trình ngiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ do TS. Lê Thị Phượng chủ nhiệm đề tài đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình VHĐP trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa. Đây là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đáp ứng được về mặt lý luận và điều tra thực tiễn, đi vào xu hướng đổi mới hoạt động dạy và học hiện nay. Đề tài nghiên cứu trên địa bàn rộng, tư liệu phong phú và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. 

P1280952.JPG
                              Tác giả trình bày báo cáo tóm tắt đề tài

   Những giải pháp tác giả đưa ra đã hạn chế được những vấn đề tồn tại trong quá trình dạy VHĐP trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa, tạo ra những chuyển biến tích cực trong quá trình đổi mới hoạt động dạy và học hiện nay, hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, đạt được mục tiêu ban đầu. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ, giáo viên, giảng viên cũng như sinh viên, học viên trong và ngoài trường. Tuy nhiên, tác giả cần sắp xếp lại các tiểu mục cho hợp lý và logic hơn, sửa lỗi kỹ thuật để đề tài hoàn thiện hơn.

Với những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí thông qua và đánh giá đề tài xếp loại tốt./.

                                                                         Tin, ảnh: Phạm Huyền- Hồ Phương


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing