Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2012)
Cập nhật lúc: 02:08 PM ngày 15/01/2013
Diễn văn khai mạc(Do Đ/c Đàm Văn Vạn, Phó Chủ tịch Hội CCB trình bầy)

Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các đồng chí

          Phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hơn 82 năm qua dưới sự lãnh đạo của Ðảng, lớp lớp người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh, hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh trường kỳ và vô cùng gian khổ vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do,... đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi". Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dư âm chiến tranh vẫn in đậm trong tâm khảm của bao người. Hồi tưởng lại quá khứ, càng tự hào với truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh, chúng ta càng thấy rõ hơn nữa những mất mát, đau thương mà cha anh đã hy sinh để làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Nhân dân ta, Tổ quốc ta đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ. "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống tốt đẹp và ngày càng tỏa sáng của dân tộc ta. Kế tục truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh - Liệt sĩ toàn quốc, để Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhớ, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, các đồng chí thương, bệnh binh và người có công với nước.

Nhằm ghi nhớ và tôn vinh công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với nước trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc; giáo dục và phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" trong CBVC - LĐ, các hội viên, đoàn viên và HSSV trong Nhà trường.     

Thực hiện Kế hoạch số 323/KH-LĐTBXH ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ; Chỉ thị số 16/CT - UBND, ngày 30-5-2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường chăm sóc người có công với cách mạng và tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2012);

Sáng ngày 27/7/2012, được sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự quan tâm của Ban Giám hiệu Nhà trường; Công đoàn, Hội CCB, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà trường tổ chức chương trình gặp mặt toạ đàm nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2012);

Tới dự với chương trình kỷ niệm có TS Nguyễn Mạnh An, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, TS Hoàng Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; Tới dự còn có các đồng chí trong BTV Đảng ủy, Ban Thường vụ CĐ, Đoàn TN, BCH Hội CCB Nhà trường, đội ca khúc chính trị và các CB, GV là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ trong trường; thay mặt BTC tôi xin gửi tới các quí vị đại biểu, các đồng chí thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ lời kính chúc sức khỏe, cùng đoàn kết thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng trường Đại học Hồng Đức ngày càng phát triển.

Diễn văn kỷ niệm

(Do Đ/c Thiều Minh Tú, UV BTV Đảng ủy, Phó Trưởng phòng TCCB trình bầy)

Sau khi Cách mạng Tháng 8- 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn (sau đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa- Huế, ở Hà Nội và một số địa phương khác. Hồ Chủ tịch được bầu là Hội trưởng danh dự.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và Chính phủ ta đã nghiên cứu và cho công bố những chính sách đầu tiên về công tác thương binh, liệt sỹ như: hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho gia đình tử sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, nhà thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn.

Từ 1955, Ngày Thương binh toàn quốc được đổi thành Ngày Thương binh liệt sĩ để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của toàn Đảng, toàn đân đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc nở hoa độc lập, kết trái tự do. Cũng từ đó, hàng loạt chính sách chế độ đối với thương binh và gia đình liệt sĩ được ban hành.

Và chỉ sau ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa xuân 1975 lịch sử hai tháng, thực hiện lời Bác Hồ "ăn quả nhớ người trồng cây" Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị giải quyết vấn đề thương binh và xã hội. Cũng từ 1975, ngày Thương binh- Liệt sĩ đã được tổ chức trên toàn quốc với nhiều hình thức phong phú, có ý nghĩa chính trị sâu sắc.

Sau 30 năm chiến đấu hy sinh, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại, hàng triệu người con ưu tú của tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống hay mãi mãi chịu mang thương tật. Ngày 27-7 hàng năm là dịp để toàn dân biểu hiện những tình cảm sâu xa nhất, với tinh thần Uống nước nhớ nguồn, ơn trả nghĩa đền làm trọn nghĩa vụ với các đồng chí đã hy sinh như Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ: "... Săn sóc và giúp đỡ chu đáo thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Tích cực chữa bệnh và thương tật, bồi dưỡng sức khỏe cho thương binh, cung cấp phương tiện và dụng cụ chuyên dùng cần thiết, tổ chức tốt việc dạy nghề và bố trí công việc thích hợp cho thương binh, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với thương binh và gia đình liệt sĩ..."

Trong nhiều năm qua, dẫu nền kinh tế đất nước còn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác thương binh, liệt sỹ. Nhiều chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình thân nhân liệt sỹ được ban hành, đảm bảo cho các gia đình liệt sỹ có mức sống ổn định. Cứ sau mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, chế độ, chính sách đối với người có công với đất nước lại được điều chỉnh lên mức cao hơn, phù hợp hơn với nhũng gì đất nước đang và sẽ có, để chăm sóc và lo toan cho những gia đình đã mất mát, đã hy sinh. Đến hết năm 2013, giải quyết về nhà ở cho 72 nghìn hộ người có công đang sống trong các nhà xuống cấp cần sửa chữa. Thanh Hóa- mảnh đất anh hùng, nơi vừa là hậu phương vừa là tuyến lửa, trong hai cuộc chiến tranh vĩ đại, hàng vạn người con đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân hoặc một phần xương, máu cho độc lập của dân tộc. Hiện tỉnh có gần 6 vạn liệt sĩ; 3,8 vạn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; 1,5 vạn bệnh binh (trong số đó có 1.400 người thương tật từ 81% trở lên); hơn 9.000 người trực tiếp và gián tiếp bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh; 1.525 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 324 mẹ còn sống. Mặc dù là một tỉnh nghèo, nhưng lãnh đạo tỉnh, nhân dân trong tỉnh vẫn dành sự quan tâm chăm sóc và nhiều tình cảm cho các thương binh, gia đình liệt sỹ. Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách đối với các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được toàn xã hội hưởng ứng; các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp luôn có hoạt động tri ân thiết thực như tặng quà nhân dịp 27/7 hàng năm cho các gia đình thương binh liệt sỹ, nhận nuôi dưỡng các Bà mẹ VN Anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa,..

Trường Đại học Hồng Đức  trong nhiều năm qua đã luôn thể hiện và quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa bằng việc làm thiết thực: Chăm lo đời sống của cán bộ là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ trong trường, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho HSSV, tham gia ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa; xây dựng tượng đài thanh niên xung phong; cụm tượng đài 10 cô gái ngã ba đồng lộc; cụm tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng liệt sĩ tại Hàm Rồng Thanh Hóa, quỹ các nạn nhân chất độc da cam với kinh phí hàng trăm triệu đồng.

Lớn lên khi đất nước còn bị chia cắt, các đồng chí đã giã từ quê hương, người thân theo tiếng gọi của tuyền tuyến lớn, với lẽ sống cao đẹp của thời đại: ”Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần làm nên đại thắng  mùa xuân năm 1975 của dân tộc, cho đất nước nở hoa, kết trái ngày hôm nay. Trở về từ chiến trường, các đồng chí đã để lại một phần cơ thể cho tổ quốc, sức khỏe giảm sút, “ vết thương trên thịt da, cứ trở gió lại đau nhức nhối”. Nhưng với truyền thống của anh bộ đội Cụ Hồ, bản lĩnh người lính được tôi luyện trong lửa đạn, các đồng chí đã vượt lên trên tất cả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi, nhưng nỗi đau mất người cha thân yêu đã hiến dâng cuộc đời cho tổ quốc luôn hiện hữu trong tâm khảm các đồng chí. Chúng tôi hiểu và cảm thông, chia sẽ với sự mất mát to lớn và nỗi đau tột cùng này của các đồng chí. Nhưng các đồng chí đã vượt lên trên số phận, nỗi đau để trưởng thành và cống hiến thật nhiều cho nhà trường. Xứng đáng với cha anh đã hiến dâng cuộc đời cho đất nước tươi đẹp ngày hôm nay.

Trong năm học này, các đồng chí là thương binh, thân nhân liệt sỹ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có 3 đồng chí đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở .

Đã thành truyền thống tốt đẹp, hàng năm đến ngày 27/7-Ngày thương binh, liệt sỹ. Cùng với cả dân tộc, Đảng ủy, Ban giám hiệu lại tổ chức gặp mặt thân mật với các đồng chí cán bộ là thương binh, thân nhân của liệt sỹ để thể hiện tình cảm, đạo lý và tri ân với các đồng chí. Đó cũng là sự thể hiện của toàn thể CB,GV, HSSV trong toàn trường hướng về một nguồn cội vinh quang nhất làm nên tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm và tự hào, sức mạnh vô định của hai tiếng Việt Nam.

Xin gửi đến các đồng chí và gia đình lời cảm ơn, lời động viên, chia sẽ chân thành nhất. Chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing