Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chuẩn đầu ra cử nhân CNTT
Cập nhật lúc: 09:27 AM ngày 16/05/2014

 CHUẨN ĐẦU RA CỬ NHÂN ĐẠI HỌC CNTT

 

(Ban hành theo Quyết định số 34/QĐ-ĐHHĐ, ngày 08/01/2010 của Hiệu trưởng Trường đại học Hồng Đức)

1.GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

Ngành đào tạo:                    Công nghệ thông tin (CNTT)

            Trình độ:                               Đại học

            Mã ngành đào tạo:               52480201

            Đối tượng:                        Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

            Thời gian đào tạo:                4 năm

Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo: Đào tạo Cử nhân đại học CNTT có kiến thức cơ bản, nền tảng về CNTT tương đối hoàn chỉnh, các kiến thức chuyên sâu theo các chuyên ngành hẹp của CNTT tiếp cận với trình độ chung trên thế giới; có kỹ năng thực hành thành thạo về: bảo trì hệ thống máy tính, mạng máy tính; quản trị mạng máy tính; gia công phần mềm; tham mưu, tư vấn và triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu, ứng dụng CNTT và có khả năng học sau đại học.

2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:

·         Làm việc tại các bộ phận CNTT của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội; các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng CNTT; các công ty, doanh nghiệp công nghệ phần mềm; các trung tâm nghiên cứu, phát triển và chuyển giao CNTT;

·         Giảng dạy tin học tại các trường THPT và THCS, các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT ở các trình độ dưới đại học;

·         Giảng dạy và nghiên cứu CNTT tại các trường đại học, các viện nghiên cứu;

·         Lập các doanh nghiệp về CNTT tự tạo việc làm, làm chủ doanh nghiệp CNTT, tham gia thị trường CNTT;

·         Tiếp tục học tập Cao học, NCS chuyên ngành CNTT, hoặc học chuyển đổi sang làm việc ở các ngành điện tử, viễn thông, tự động hóa.

3. CHUẨN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP

Sau khi học xong chương trình này, người học:

3.1. Về kiến thức

·         Có kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật đại cương để có thể vận dụng vào cuộc sống và nghề nghiệp;

·         Có kiến thức đại cương về văn hóa, xã hội, kinh tế thị trường, quản trị học để vận dụng vào cuộc sống, công tác quản lý, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT;

·         Có kiến thức căn bản, cơ sở và chuyên sâu về CNTT tiếp cận với trình độ chung trên thế giới. Vận dụng được những kiến thức này để:

o    Giải thích được về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính, các bộ vi xử lý, kiến trúc và cấu trúc máy tính;

o    Khai thác sử dụng và bảo trì thành thạo hệ thống máy tính;

o    Phân tích, thiết kế, cài đặt và quản trị được các mạng máy tính;

o    Khai thác sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình, các cấu trúcdữ liệu, các giải thuật căn bản, các kỹ thuật cài đặt để gia công phần mềm;

o    Thiết kế và cài đặt được các hệ thống thông tin quản lý, các hệ thống kỹ thuật số, các hệ thống an toàn thông tin để giải quyết các vấn đề cụ thể của trong các chương trình “Tin học hóa” và tham gia thị trường phần mềm;

o    Sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng phần mềm, bước đầu tạo dựng các hệ thống thông minh ứng dụng;

o    Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án về CNTT.

3.2. Về kỹ năng

·         Vận hành và bảo trì hệ thống máy tính, mạng máy tính; gia công phần mềm; phân tích, thiết kế và cài đặt các hệ thống thông tin;

·         Lập và triển khai các Dự án phần mềm, các Dự án xây dựng và phát triển các mạng máy tính;

·         Tư vấn về phát triển, triển khai ứng dụng CNTT; lập báo cáo, thuyết trình báo cáo.

3.3. Về thái độ

·         Có thái độ nghiêm túc trong công việc, chấp hành nội quy, quy chế và pháp luật;

·         Chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng và hợp tác với đối tác, sẵn sàng phục vụ và thiện chí với khách hàng, tôn trọng bản quyền;

·         Thái độ tích cực trong: bảo vệ, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên công nghệ thông tin; nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng CNTT;

·         Thái độ cầu thị để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo, vươn lên đáp ứng các yêu cầu mới trong nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng CNTT của thực tiễn;

3.4. Tiếng Anh: Tương đương 400 điểm theo chuẩn TOEIC.

4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUẨN ĐẦU RA VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

4.1. Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra: Để đạt đ­ược chuẩn đầu ra trên đây, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện ra như­ sau:

·         Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng và chất l­­­ượng. Đến năm 2013 đội ngũ giảng viên có 70% thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó có ít nhất 20% tiến sĩ); đến 2015 có 80% thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó có 30% tiến sĩ).

·         Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của các cơ quan và nhà tuyển dụng lao động.

·         Đảm bảo có đầy đủ thiết bị, ph­­­ương tiện phục vụ đổi mới phư­­­ơng pháp giảng dạy và nâng cao chất l­­­ượng; đủ giáo trình, tài liệu, phòng thực hành phục vụ học tập cho sinh viên. Phối hợp với các cơ quan và nhà truyển dụng để xây dựng cơ sở thực hành, thực tập.

·         Hàng năm công khai nội dung, ch­ương trình, đề c­­ương chi tiết môn học, chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp vào đầu năm học.

·         Riêng đối với Tiếng Anh, đến năm 2013 đ­ược đánh giá t­ương đ­ương 400 điểm theo TOEIC và đến năm 2015 sẽ nâng lên 450 điểm.

4.2. Cam kết: Tr­ường Đại học Hồng Đức cam kết tổ chức đào tạo và đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Sinh viên đạt chuẩn đầu ra được cấp bằng bằng cử nhân của ngành, bậc đào tạo cùng với bảng điểm, chứng chỉ GDQP và GDTC./.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing