Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
NHỮNG ĐIỀU HỌC SINH CẦN BIẾT VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Cập nhật lúc: 02:25 AM ngày 02/04/2020

 

1. Hiểu biết ngành nghề và nhu cầu thị trường tuyển dụng lao động giúp em chọn nghề phù hợp với tương lai phát triển

Hiểu biết về ngành nghề, nhu cầu việc làm và thị trường lao động là một nội dung quan trọng của Chương trình hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Đồng thời cũng là yếu tố then chốt đem lại hiệu quả trong việc giáo dục định hướng nghề nghiệp học tập cho học sinh của gia đình và nhà trường.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của gia đình và nhà trường đang gặp phải khi thực hiện Chương trình hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là thiếu thông tin, hiểu biết về nhu cầu phát triển ngành nghề, việc làm và thị trường lao động. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho hoạt động định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau phổ thông chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Tình trạng thừa thiếu việc làm diễn ra kéo dài ở các thành phần kinh tế xã hội.  

Tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 105 trường THPT và 543 trường THCS, đối tượng rất cần được định hướng nghề nghiệp giúp các em có khả năng lựa chọn ngành nghề học tập đúng đắn sẵn sàng đi vào những ngành nghề mà các thành phần kinh tế xã hội đang cần nhân lực

2. Hiểu biết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và ngành nghề đào tạo để chọn một ngành nghề học tập là sự nghiệp cho mình

Hiểu biết về ngành nghề đào tạo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một trong những chủ đề quan trọng của Chương trình hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Đồng thời cũng là yếu tố then chốt quyết định việc chọn nghề, chọn ngành, chọn trường học tập sau phổ thông của học sinh phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

Một trong những khó khăn gia đình và nhà trường đang gặp phải khi thực hiện Chương trình hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là thiếu thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các ngành nghề đào tạo. Đây là nguyên nhân khiến cho việc chọn trường, chọn ngành học của học sinh thiếu đúng đắn gây lãng phí thời gian, kinh phí học tập sau phổ thông. 

Tỉnh Thanh Hóa hiện nay có trên 60 cơ sở có hoạt động giáo dục, đào tạo nghề nghiệp trên tổng số gần 700 trường đại học, học viện và cao đẳng của Việt Nam. Một số trường/trung tâm đã công khai thông tin đào tạo trên trang web tuy nhiên chưa đầy đủ và thiếu hệ thống. Nhiều cơ sở đào tạo không có trang web, không thường xuyên cập nhật thông tin đào tạo gây khó khăn cho công tác định hướng học tập sau phổ thông của học sinh trên địa bàn tỉnh.

 

3. Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục hướng nghiệp để đánh giá sở thích, năng lực của bản thân và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai

“Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông là hình thức giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp học sinh nhất là học sinh cuối cấp tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xã hội” [Chỉ thị 33/ 2003/ CT – BGDĐT].

Các hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông: tích hợp nội dung hướng nghiệp trong các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác. Mỗi hình thức hướng nghiệp đều có tác động tới một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong hệ thống các năng lực hướng nghiệp cần phát triển ở học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh THPT cần tích cực tham gia đầy đủ cả 4 hình thức hướng nghiệp này nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu hướng nghiệp.

Tích cực tham gia 4 hình thức hướng nghiệp này, người học được trang bị khả năng lựa chọn ngành nghề học tập đúng đắn giúp chúng ta thành công, không lãng phí tuổi trẻ và kinh phí đào tạo một cách vô ích. Để lựa chọn một công việc hay một ngành nghề học tập là sự nghiệp cho mình, bạn hãy quan tâm cân nhắc 3 điều: đam mê, năng lựcnhu cầu (nhu cầu phát triển ngành nghề và thị trường tuyển dụng lao động của của xã hội).

 

PGS.TS Lê Thị Phượng


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing