Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
DỰ BÁO NHU CẦU NGÀNH NGHỀ CỦA QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025
Cập nhật lúc: 04:15 PM ngày 19/05/2020

 

1. Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ đến nhu cầu sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật

Thay đổi công nghệ có tác động tích cực đến năng suất lao động, từ đó dẫn đến thay đổi nhu cầu lao động theo hai xu hướng. Khi năng suất lao động tăng sẽ làm sản phẩm biên tăng, doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động, nhu cầu lao động sẽ tăng. Ngược lại, năng suất lao động giảm, làm giảm nhu cầu lao động. Tuy nhiên, nếu năng suất lao động tăng mà doanh nghiệp không mở rộng quy mô, kế hoạch sản xuất thì có thể giảm nhu cầu lao động và như thế sẽ không tối đa hóa lợi nhuận được. Đối với lao động có CMKT, ảnh hưởng của yếu tố thay đổi công nghệ vào sản xuất có tác động tích cực, dẫn đến năng suất lao động tăng, chi phí lao động giảm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, là tiền đề cho việc mở rộng sản xuất và tăng nhu cầu lao động có CMKT. Đối với lao động không có CMKT, ảnh hưởng của yếu tố thay đổi công nghệ vào sản xuất có tác động tiêu cực, khi năng suất lao động tăng lên dẫn đến tiết kiệm chí phí lao động, giảm nhu cầu đối với lao động không có CMKT.

            Việc làm tạo ra do ảnh hưởng của thay đổi công nghệ và tự động hóa, sẽ có tác động đến nhu cầu sử dụng lao động có kỹ năng, tay nghề cao và năng lực R&D có xu hướng tăng lên (ILO, 2016). Ảnh hưởng của công nghệ đến thị trường lao động và việc dẫn đến những thay đổi vị trí việc làm, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô và những tác động gián tiếp. Việc làm vẫn tiếp tục được tạo ra, song bản chất có thể được thay đổi hoàn toàn và những việc làm giản đơn, có tính chất dây chuyền sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên, tiếp đến là việc làm đối với lao động có kỹ năng.

Việc áp dụng thay đổi công nghệ dẫn đến tăng năng suất lao động và tiền lương của người lao động, bên cạnh đó còn tác động tích cực đến nhu cầu lao động có kỹ năng của doanh nghiệp. Nhu cầu lao động có kỹ năng tăng lên sau khi áp dụng công nghệ; tiền lương của lao động có kỹ năng có tốc độ tăng đáng kể và cao hơn so với lao động có kỹ năng không có kỹ năng; đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực đã cải thiện và tăng năng suất lao động dưới tác động của thay đổi công nghệ (Gladys López-Acevedo, 2002). Những thay đổi công nghệ theo thời gian sẽ tác động đến triển vọng việc làm và tiền lương của lao động có tay nghề cao so với lao động không có kỹ năng. Có 2 nguyên nhân chính để giải thích cho sự thay đổi nhu cầu lao động có kỹ năng là do mức tăng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác có mức lương thấp sẽ làm giảm nhu cầu tương đối của lao động có tay nghề thấp ở trong nước và thay đổi công nghệ làm tăng nhu cầu về lao động có kỹ năng cao (Craig De Laine, Patrick Laplagne, Susan Stone, 2000). Nhu cầu lao động có mối quan hệ với yếu tố thay đổi công nghệ và phân phối tiền lương do công nghệ có thể thay thế cho lao động. Tác động của tiến bộ KHCN dẫn đến tăng cầu lao động có kỹ năng và giảm cầu lao động không có kỹ năng (Alan Manning, 2004, Autor, Levy và Murnane, 2003).

2. Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ được xem xét trên khía cạnh nguy cơ mất việc làm, đặc biệt đối với lao động không có chuyên môn kĩ thuật

Nguy cơ mất việc làm do ảnh hưởng của thay đổi công nghệ và tự động hóa, sẽ có tác động lớn nhất đến vị trí việc làm trong một số ngành trên toàn khu vực (ILO, 2016). Một trong những động lực quan trọng cho việc thay đổi công nghệ và tự động hóa giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xu hướng thay đổi công nghệ dẫn đến việc người lao động có trình độ thấp có nguy cơ mất việc, phải đối mặt với rủi ro bị thay thế bởi thay đổi công nghệ và tự động hóa cao; tập trung vào nhóm lao động làm công hưởng lương trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, điện và điện tử, dệt may, giầy da (ILO, 2016).

Mục tiêu chính của thay đổi công nghệ là tăng năng suất lao động,  máy móc thiết bị mới sẽ thực hiện các công việc thay thế sức lao động. Tự động hóa ​​và kết quả là giảm số việc làm trong một số công việc/nghề nghiệp như nhân viên đánh máy, nhân viên sắp chữ máy in, nhân viên điều hành thang máy (Bessen, 2016). Ảnh hưởng của thay đổi công nghệ đến thị trường lao động được thể hiện qua thực tiễn, thay vì loại bỏ các công việc/nghề nghiệp truyền thống, công nghệ thay đổi cách thức thực hiện công việc và giảm số lượng người cần thiết để thực hiện chúng. Thông qua việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật mới, thay đổi công nghệ làm thay đổi yêu cầu công việc đối với một số vị trí công việc.

Thay đổi công nghệ có thể dẫn đến khả năng thay đổi cơ cấu lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động sẽ làm tăng khoảng cách chênh lệch giữa đầu ra so với yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Điều này dẫn đến khoảng cách về nhu cầu lao động đối với vị trí công việc có kỹ năng thấp, lương thấp và công việc đòi hỏi kỹ năng cao, lương cao trên thị trường lao động (Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee, 2015). Lý thuyết về tác động của việc thay đổi công nghệ lên cơ cấu trình độ của người lao động, có hai hướng tác động riêng biệt đến nhu cầu lao động: i) tác động làm giảm nhu cầu về lao động có trình độ thấp và trung bình do việc sử dụng máy móc thiết bị công nghệ thay thế sức lao động; và ii) tác động làm tăng nhu cầu về lao động có tay nghề cao, nhóm kỹ năng cao nhất, đặc biệt là các chuyên gia và nhà quản lý (Bresnahan, 1999).

3. Dự báo nhu cầu phát triển việc làm Việt Nam theo nhóm ngành

Sự phát triển của các ngành gắn với thay đổi phương thức sản xuất mới cũng dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực hơn. Cụ thể tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm còn 34,6% vào năm 2020 và xuống 28,2% vào 2025. Như vậy ngành nông nghiệp với kỳ vọng cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp xanh sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành này và tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp và dịch vụ.

            Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và khai khoáng (CNCB), lao dộng trong ngành này sẽ tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2020 dự báo sẽ là 11,7 triệu người, chiếm 21,2% và tăng lên 15,05 triệu nguời vào năm 2025 (chiếm 25,9%) (chi tiết xem phụ lục 1)

            Nhu cầu lao động trình độ đại học vào năm 2020 là 6,1 triệu và tăng lên 8,6 triệu vào năm 2025, nhu cầu trình độ đại học đều tăng ở các ngành và tập trung phần lớn trong lĩnh vực giáo dục và khu vực quản trị hành chính công, bên cạnh đó là ở nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo (chi tiết xem phụ lục 2)

4. Dự báo phát triển việc làm Việt Nam theo nhu cầu kỹ năng

            Bên cạnh nhu cầu về trình độ đào tạo theo cấp đào tạo thì thị trường lao động trong tương lai đặt ra nhiều yêu cầu về kỹ năng như:

Nhóm nghề lãnh đạo, quản lý: Năng lực xây dựng mô hình quản trị hiệu quả sản xuất; Thiết lập mục tiêu, lên chương trình triển khai, phối hợp để đạt mục tiêu; Khả năng phân tích tổng hợp số liệu và hoàn thành công việc với độ chính xác cao; Quan hệ, giải quyết tốt các vấn đề đối nội, đối ngoại; Kỹ năng chuyền tải thông điệp, dẫn dắt và quản lý đội ngũ; Nắm được Luật và các qui định quốc tế về lao động- việc làm có liên quan; Có khả năng quản lý, tầm nhìn, bao quát tốt công việc; Biết xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, đoàn kết; Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ; Chiu áp lực công việc; Nhiệt tình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc với tinh thần trách nhiệm cao

Nhóm chuyên môn kỹ thuật bậc cao 

Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật: Khả năng phối hợp với chuyên gia IT quốc tế để cùng xây dựng kiến trúc tích hợp giữa các hệ thống khác với hệ thống PLM/ MES (ERP, MES/ PLM, …); Năng lực đào tạo lao động sử dụng hệ thống PLM/ MES; Thành thạo công cụ R, Python (Pandas, Numpy, Scikit-learn), chuyên sâu Scala/Java (Spark ML, Spark Streaming, H2O); Ứng viên sử dụng, đã thiết kế, xây dựng các mô hình liên quan; Tư duy logic tốt; Có khả năng nghiên cứu, đánh giá, cập nhật và tiếp cận công nghệ mới; Cập nhật tiêu chuẩn ISO/TL, quản lý quy trình Quản lý/Kiểm soát chất lượng.

Khoa học sự sống và sức khỏe:  Có khả năng làm việc và chia sẻ công việc trong nhóm; hòa đồng với tập thể; kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện tốt; Có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc trong điều kiện gấp rút; Kỹ năng tìm kiếm thông tin chuyên môn thực hành và thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan; Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, sắp xếp và tổ chức công việc hiệu quả; Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Có khả năng đọc hiểu tốt tài liệu bằng tiếng Anh

Quản lý, điều hành bậc trung: Kỹ năng quản lý dự án và áp dụng mô hình quản trị hiệu quả công nghiệp tiên tiến vào quản lý và hoạt động; năng lực dẫn dắt, thành lập nhóm thực thi và phân công cho các nhân sự phù hợp; Năng lực khơi, hỗ trợ hướng dẫn cấp dưới thực thi đạt mục tiêu; Khả năng đào tao, và bồi dưỡng nghiệp vụ đối với nhân viên mới; Năng lực quản lý và đánh giá quá trình thực hiện công việc của nhân viên; Biết cách động viên, khuyến khích tạo động lực thúc đẩy lao động. Chủ động, sáng tạo trong việc góp ý kiến; Trung thực và ý thực trách nhiệm công việc; Khả năng làm việc độc lập; Năng lực đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho cá nhân và đơn vị làm việc; Tinh thần cầu tiến và chịu được áp lực công việc; Thực hiện các công việc nghiên cứu và vận hành thiết bị mới ở cấp cao hơn

Nhân viên trong các lĩnh vực: Kỹ năng sử dụng máy tính tốt; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng quản lý sự thay đổi; Nhạy bén, hoạt bát, kKiên nhẫn, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tinh thần học hỏi, cầu tiến; khả năng nắm bắt nhu cầu và tâm lý khách hàng … phục vụ cho việc xây dựng chính sách marketing và hoạt động bán hàng.

5. Dự báo nhu cầu lao động Việt Nam trình độ đại học

Nhu cầu lao động trình độ đại học vào năm 2020 là 6,1 triệu và tăng lên 8,6 triệu vào năm 2025, nhu cầu trình độ đại học đều tăng ở các ngành và tập trung phần lớn trong lĩnh vực giáo dục và khu vực quản trị hành chính công, bên cạnh đó là ở nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo (chi tiết xem bảng 1)

 

 

 

 

 

Bảng 1: Dự báo nhu cầu lao động trình độ đại học đến năm 2025

(đơn vị: nghìn người)

 

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

19,150

18,451

17,810

17,207

16,897

16,435

178.2

194.2

211.9

231.5

257.0

282.7

Khai khoáng

166

153

142

131

123

114

34.6

36.3

38.1

40.0

42.4

44.6

Công nghiệp chế biến, chế tạo

11,162

11,891

12,621

13,376

13,957

14,425

687.0

777.0

875.5

985.2

1,091.4

1,197.5

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

207

226

246

266

285

302

76.9

88.5

100.9

114.6

129.0

143.6

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

173

186

198

211

225

238

34.0

38.6

43.6

49.2

55.5

61.9

Xây dựng

4,448

4,508

4,564

4,614

4,691

4,727

237.6

244.6

251.5

258.2

266.6

272.8

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

7,439

7,477

7,527

7,583

7,705

7,760

714.0

774.8

841.9

915.6

1,004.3

1,091.8

Vận tải, kho bãi

1,866

1,908

1,951

1,995

2,050

2,087

165.3

178.5

192.9

208.6

226.5

243.7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

2,880

2,933

2,986

3,040

3,134

3,202

151.7

169.3

188.9

210.6

237.9

266.4

Thông tin và truyền thông

376

404

432

462

490

514

233.8

261.2

290.4

322.4

355.1

387.3

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

520

568

615

662

713

758

355.8

393.1

430.1

468.1

509.8

548.3

Hoạt động kinh doanh bất động sản

297

312

326

340

359

376

69.9

73.8

77.6

81.5

86.7

91.3

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

328

348

368

390

406

419

197.1

214.7

233.5

253.9

271.9

288.3

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

375

392

409

426

442

456

85.3

92.0

99.1

106.6

114.5

121.7

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

1,732

1,750

1,768

1,786

1,793

1,784

1,151.3

1,238.6

1,251.6

1,264.3

1,269.3

1,262.8

Giáo dục và đào tạo

2,088

2,065

2,048

2,032

2,037

2,024

1,405.6

1,459.5

1,842.8

1,828.7

1,833.5

1,821.6

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

634

650

665

680

722

759

239.0

254.5

270.4

286.9

316.6

345.7

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

288

292

297

302

312

321

36.5

39.3

42.3

45.6

50.0

54.4

Hoạt động dịch vụ khác

989

1,021

1,052

1,084

1,163

1,235

46.3

52.1

58.5

65.7

76.8

88.9

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

223

233

241

250

269

287

0.4

0.4

0.4

0.4

0.4

0.4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 

 

 

 

 

 

Tổng

55,340

55,767

56,266

56,836

57,775

58,222

6,100.4

6,580.8

7,342.0

7,737.6

8,195.2

8,615.8


Bên cạnh nhu cầu về trình độ đào tạo theo cấp đào tạo thì thị trường lao động trong tương lai đặt ra nhiều yêu cầu về kỹ năng như:

Nhóm nghề lãnh đạo, quản lý: Năng lực xây dựng mô hình quản trị hiệu quả sản xuất; Thiết lập mục tiêu, lên chương trình triển khai, phối hợp để đạt mục tiêu; Khả năng phân tích tổng hợp số liệu và hoàn thành công việc với độ chính xác cao; Quan hệ, giải quyết tốt các vấn đề đối nội, đối ngoại; Kỹ năng chuyền tải thông điệp, dẫn dắt và quản lý đội ngũ; Nắm được Luật và các qui định quốc tế về lao động- việc làm có liên quan; Có khả năng quản lý, tầm nhìn, bao quát tốt công việc; Biết xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, đoàn kết; Thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ; Chiu áp lực công việc; Nhiệt tình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc với tinh thần trách nhiệm cao

Nhóm chuyên môn kỹ thuật bậc cao 

Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật: Khả năng phối hợp với chuyên gia IT quốc tế để cùng xây dựng kiến trúc tích hợp giữa các hệ thống khác với hệ thống PLM/ MES (ERP, MES/ PLM, …); Năng lực đào tạo lao động sử dụng hệ thống PLM/ MES; Thành thạo công cụ R, Python (Pandas, Numpy, Scikit-learn), chuyên sâu Scala/Java (Spark ML, Spark Streaming, H2O); Ứng viên sử dụng, đã thiết kế, xây dựng các mô hình liên quan; Tư duy logic tốt; Có khả năng nghiên cứu, đánh giá, cập nhật và tiếp cận công nghệ mới; Cập nhật tiêu chuẩn ISO/TL, quản lý quy trình Quản lý/Kiểm soát chất lượng.

Khoa học sự sống và sức khỏe:  Có khả năng làm việc và chia sẻ công việc trong nhóm; hòa đồng với tập thể; kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện tốt; Có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc trong điều kiện gấp rút; Kỹ năng tìm kiếm thông tin chuyên môn thực hành và thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan; Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, sắp xếp và tổ chức công việc hiệu quả; Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Có khả năng đọc hiểu tốt tài liệu bằng tiếng Anh

Quản lý, điều hành bậc trung: Kỹ năng quản lý dự án và áp dụng mô hình quản trị hiệu quả công nghiệp tiên tiến vào quản lý và hoạt động; năng lực dẫn dắt, thành lập nhóm thực thi và phân công cho các nhân sự phù hợp; Năng lực khơi, hỗ trợ hướng dẫn cấp dưới thực thi đạt mục tiêu; Khả năng đào tao, và bồi dưỡng nghiệp vụ đối với nhân viên mới; Năng lực quản lý và đánh giá quá trình thực hiện công việc của nhân viên; Biết cách động viên, khuyến khích tạo động lực thúc đẩy lao động. Chủ động, sáng tạo trong việc góp ý kiến; Trung thực và ý thực trách nhiệm công việc; Khả năng làm việc độc lập; Năng lực đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho cá nhân và đơn vị làm việc; Tinh thần cầu tiến và chịu được áp lực công việc; Thực hiện các công việc nghiên cứu và vận hành thiết bị mới ở cấp cao hơn

Nhân viên trong các lĩnh vực: Kỹ năng sử dụng máy tính tốt; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng quản lý sự thay đổi; Nhạy bén, hoạt bát, kKiên nhẫn, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tinh thần học hỏi, cầu tiến; khả năng nắm bắt nhu cầu và tâm lý khách hàng … phục vụ cho việc xây dựng chính sách marketing và hoạt động bán hàng.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing