Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chuẩn đầu ra - Ngành Giáo dục mầm non (hệ 4 năm)
Cập nhật lúc: 03:46 PM ngày 23/05/2017
Ban hành theo Quyết định năm 2016 của Hiệu trưởng Trường đại học Hồng Đức

CHUẨN ĐẦU RA

Ngành: Giáo dục mầm non

 (Theo Hệ thống tín chỉ)

  (Ban hành tại Quyết định số         /QĐ-ĐHHĐ, ngày      tháng     năm 2016

 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)

 

 

1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

- Ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt:  Giáo dục mầm non

+ Tiếng Anh: Early Childhood Education

- Trình độ: Đại học

- Mã ngành đào tạo:  52.14.02.01

- Thời gian đào tạo: 4 năm (48 tháng)

Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo: Ch­ương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non nhằm đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDMN, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập và phát triển. Các GVMN được đào tạo có đầy đủ những phẩm chất, đạo đức và năng lực  nghề nghiệp; có sức khỏe, yêu nghề, mến trẻ. Đồng thời, có thể bồi dưỡng để làm công tác quản lý ngành GDMN và giảng dạy các bộ môn phương pháp ở các trường trung cấp, cao đẳng và đại học có ngành GDMN, có khả năng học ở bậc học cao hơn.

2. CHUẨN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp ngành GDMN, trình độ Đại học đại học Giáo dục mầm non phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

Kiến thức

-  Có kiến thức thực tế vững chắc, toàn diện trông lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non;

- Có kiến thức chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, bao gồm kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lứa tuổi mầm non; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; phòng bệnh, đảm bảo an toàn và xử lí ban đầu các bệnh và tai nạn cho trẻ mầm non;

-  Có kiến thức chuyên sâu về hoạt động giáo dục trẻ mầm non gồm: Giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thẩm mĩ, giáo dục phát triển kỹ năng xã hội; kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non;

- Kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp.

- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát quá trình chăm sóc  và giáo dục trẻ

- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

- Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học, xã hội, chính trị và pháp luật.

 năng

-  Kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp

- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp: nắm vững và thực hành thành thạo các kỹ năng chăm sóc trẻ mầm non:  Tổ chức, thực hiện được chế độ dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng trẻ; Xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ; kỹ năng xử lý các tai nạn thường gặp cho trẻ, kỹ năng phòng bệnh cho trẻ…; Kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ em

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo từng độ tuổi: Kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển thể chất, kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ; kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển thẩm mĩ, kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.

  - Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, chia sẻ.

-  Có kĩ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiên làm việc thay đổi; chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc phổ biến, truyền bá kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp

- Đạt 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

- Kỹ năng về công nghệ thông tin ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp.

Thái độ

-  Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỉ luật và tác phong chuyên nghiệp;

 -   Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm

- Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân

- Tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bản thân, có thái độ tốt với trẻ và nghề nghiệp; Có ý thức vận động sáng tạo các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng GDMN.

 -  Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng nhằm đạt được chuẩn nghề nghiệp và thích ứng nhanh những điều biến đổi của xã hội và của ngành GDMN.

- Tiếng Anh:

+ Giao tiếp được bằng Tiếng Anh về các chủ đề quen thuộc liên quan đến chuyên môn ngành Giáo dục mầm non;

+ Hiểu và dịch được các tài liệu chuyên môn ngắn, đơn giản;

+ Trình bày (nói và viết) được báo cáo chuyên môn ngắn, đơn giản bằng tiếng Anh;

+ Đạt chuẩn Tiếng Anh theo thông tư 01/2014/ TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng BGDĐT về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Quyết định số 1757/QĐ-ĐHHĐ ngày 27/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức.

- Công nghệ thông tin:

+ Sử dụng thành thạo máy tính trong việc soạn thảo văn bản, trình chiếu, khai thác, cập nhật, lưu trữ thông tin và xử lý thống kê kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Giáo dục mầm non;

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, làm việc nhóm

3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP (của người tốt nghiệp)

- Giáo viên hoặc Quản lý ở các cơ sở giáo dục mầm non 

- Giảng viên các khoa đào tạo giáo viên mầm non trong các trường sư phạm

- Quản lý hoặc chuyên viên phụ trách mầm non tại Bộ giáo dục, Vụ giáo dục mầm non; các Sở giáo dục, phòng giáo dục.

- Nghiên cứu viên (về giáo dục mầm non) ở các Viện nghiên cứu

-  Tham gia các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

-   Làm việc tại các Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hoà nhập và các cơ sở giáo dục trẻ mầm non có nhu cầu đặc biệt khác

4. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

            -  Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục mầm non           

- Tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing