Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản lý đào tạo
Cập nhật lúc: 07:56 AM ngày 11/03/2016

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO*

 

 


 

I. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo của Nhà trường; quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo hệ chính quy tập trung từ đại học trở xuống.

II. Nhiệm vụ

1. Quản lý chung về công tác đào tạo

- Chủ trì xây dựng kế hoạch tổng thể về tuyển sinh, đào tạo; về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu dạy học ở bậc đào tạo đại học trở xuống.

- Phối hợp với các khoa, phòng Quản trị-Vật tư, thiết bị,…đề xuất việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng trường;

- Lập kế hoạch phân phối, sử dụng phòng học, giảng đường, hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành;

- Quản lý chung về phần mềm quản lý đào tạo trên cơ sở phân quyền quản lý cho các đơn vị liên quan;

- Quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp, kết quả học tập cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ trợ lý giáo vụ, trợ lý nghiệp vụ;

- Báo cáo công tác đào tạo theo yêu cầu của cấp trên.

2.  Xây dựng kế hoạch đào tạo hệ chính quy tập trung

- Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo các khoa về công tác xây dựng đề án mở mới ngành đào tạo bậc đại học, cao đẳng; xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo;

- Chủ trì chỉ đạo các khoa chuyên môn xây dựng đề cương chi tiết học phần, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp hình thức đào tạo;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh, liên kết đào tạo hệ chính quy tập trung; lập kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học; kế hoạch làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, kế hoạch thực hành, thực tập, rèn nghề, kế hoạch dạy học và thi học kỳ, kế hoạch xét tốt nghiệp cho các khóa đào;

- Phối hợp với các đơn vị trong việc đánh giá về chất lượng, định mức lao động của giảng viên; Phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính và các đơn vị liên quan để lập hợp đồng liên kết đào tạo hệ chính qui tập trung, thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc.

3. Tổ chức công tác tuyển sinh hệ chính quy tập trung

Thường trực Hội đồng tuyển sinh đào tạo hệ chính quy tập trung:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển sinh (thông báo tuyển sinh, tuyên truyền tuyển sinh, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, ...);

- Tham mưu thành lập Hội đồng tuyển sinh; tham mưu trong việc tổ chức thi tuyển sinh, chấm thi, xét tuyển, thông báo thí sinh trúng tuyển, tiếp nhận thí sinh theo đúng quy chế, quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo khác tổ chức thi tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo.

4. Quản lý đào tạo hệ chính quy tập trung

- Chuẩn bị các văn bản, các quy định về đào tạo và liên kết đào tạo của trường;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nền nếp dạy, học; tiếp nhận ý kiến phản hồi của giảng viên, sinh viên và đơn vị đào tạo để đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý;

- Xây dựng thời khóa biểu, lịch thi hết học phần cho các lớp; thông báo khối lượng giảng dạy cho các khoa, bộ môn; quản lý công tác thi học phần;

- Tham mưu thành lập hội đồng thi, xét công nhận tốt nghiệp, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp; tổ chức lễ khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp;   

- Phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính kiểm tra việc nạp học phí của sinh viên, thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo và thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo.

5. Quản lý hồ sơ của hệ chính quy tập trung

- Phối hợp với phòng Công tác HSSV để quản lý hồ sơ người học;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo của từng khóa: kế hoạch đào tạo, hợp đồng đào tạo (nếu có); hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký xét tuyển; bài thi tuyển sinh, bảng điểm, danh sách duyệt trúng tuyển và các hồ sơ khác liên quan đến tuyển sinh; kết quả học tập, quyết định công nhận tốt nghiệp.

6. Các nhiệm vụ khác

- Tổ chức dạy Tiếng Việt, bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho các đối tượng trước khi tuyển vào học các bậc cao đẳng, đại học;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng về đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới cơ chế chính sách theo yêu cầu của các Bộ, ngành và tỉnh;

- Phối hợp với phòng QLKH, HTQT, các khoa xây dựng kế hoạch về nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo của bậc đào tạo; về hoạt động chuyên môn học thuật cho giảng viên và sinh viên;

- Thực hiện công tác tổng hợp về đào tạo; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường; tiếp nhận và xử lý các loại hồ sơ, văn bản, các công việc hành chính liên quan thuộc thẩm quyền.

- Tổng hợp khối lượng công tác giảng viên hằng năm.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và xây dựng, phát triển nhà trường./.                      

                                                                                         


                                                                                      

* CNNVQLDT_Dự thảo 27/8/2015, theo tinh thần công văn số 123/ĐHHĐ-TCCB, ngày 06/8/2015.

Phòng Quản lý đào tạo sau đại học được thành lập theo QĐ số 718/QĐ-ĐHHĐ, ngày14/5/2015.

Phòng Đào tạo đổi tên thành Phòng Quản lý đào tạo theo QĐ số 753/QĐ-ĐHHĐ, ngày18/5/2015.

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing