Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & HỢP TÁC QUỐC TẾ NĂM HỌC 2007- 2008 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008- 2009
Cập nhật lúc: 11:03 AM ngày 11/01/2013

 BÁO CÁO

Tổng kết công tác Khoa học Công nghệ & Hợp tác Quốc tế năm học 2007- 2008 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2008- 2009

 

Phần 1: Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN&HTQT năm học 2007- 2008

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu của trường Đại học. Để đạt được mục tiêu đó, nhà trường cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có hoạt động NCKH và HTQT. Năm học 2007- 2008 công tác NCKH và HTQT đã được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các Phòng, Ban, Trung tâm, Khoa và các Bộ môn quan tâm đúng mức. Số lượng, chất lượng các đề tài, dự án, các chương trình hợp tác Quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học được mở rộng bước đầu phát huy được tiềm lực khoa học của đội ngũ CBGV, sinh viên trong nhà trường và đạt được những kết quả nhất định.

            1.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học Công nghệ

            1.1.1. Công tác chỉ đạo và quản lý các hoạt động KH&CN

Năm học 2007- 2008, Nhà trường đã ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch năm học, trong đó có kế hoạch KHCN. Định hướng kế hoạch KHCN tập trung vào các nội dung gồm:

            - Chủ động tham gia tuyển chọn và chủ trì các nhiệm vụ KH&CN thuộc chương trình KH&CN cấp tỉnh, cấp Bộ và cấp Nhà nước. Tập trung nghiên cứu những vấn đề về khoa học giáo dục, đặc biệt là nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo theo học chế tín chỉ.

                - Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển giáo dục và đào tạo của Nhà trường và phát triển các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Chú trọng các đề tài nghiên cứu về nông nghiệp, phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường.

            - Xây dựng kế hoạch về đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ; chú trọng đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao; gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Tăng cường đầu tư tiềm lực KHCN cho các trung tâm, các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu trong nhà trường. Ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục.

            - Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong nhà trường; tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các đơn vị.

            1.1.2. Thực hiện các đề tài Nghiên cứu Khoa học

1.1.2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và cấp Nhà nước

Năm học 2007- 2008, CBGV Nhà trường thực hiện 1 đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo và tính chất vật lý của một số hệ vật liệu từ manganite có kích thước micro và nanomét”; 5 đề tài và 2 dự án khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới phương thức dạy học một số ngành khoa học ứng dụng bậc đại học tại trường Đại học Hồng Đức”“Nghiên cứu di sản văn hoá truyền thống Thanh Hoá”.... Các đề tài dự án KHCN thực hiện đúng tiến độ theo đề cương nghiên cứu đã được các cấp phê duyệt. Đã nghiệm thu 4 đề tài, dự án khoa học, trong đó có 3 đề tài, dự án đạt loại xuất sắc: Dự án “Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 vào các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Hồng Đức”;  đề tài “Vận dụng lý thuyết văn hoá vùng và phân vùng văn hoá nhằm quản lý, bảo tồn, phát huy sắc thái văn hoá tỉnh Thanh Hoá” và đề tài “Nghiên cứu di sản văn hoá truyền thống Thanh Hoá”.

1.1.2.2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

- Thực hiện đúng quy trình và trình Hiệu trưởng phê duyệt 32 đề tài cấp cơ sở(đạt 64% so với kế hoạch); nghiệm thu 16 đề tài, trong đó có 4 đề tài được Hội đồng nghiệm thu xếp loại xuất sắc (chiếm 25 %). Một số đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng đã mời cán bộ khoa học ngoài trường tham gia là Chủ tịch hội đồng, uỷ viên hội đồng thẩm định đề cương nghiên cứu và Hội đồng nghiệm thu.

- Tổ chức kiểm tra 21 đề tài, dự án khoa học của CBGV: Nhìn chung các đề tài đều thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ đã được Nhà trường phê duyệt.

            1.1.3. Hội nghị, Hội thảo khoa học

Các nội dung Hội nghị, Hội thảo khoa học đã được cải tiến và hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học và có nhiều đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 

- Năm học 2007- 2008, toàn trường thực hiện 12 hội nghị, hội thảo cấp trường và 26 hội nghị, hội thảo cấp khoa (đạt 68% so với kế hoạch). Trong đó có những Hội nghị, Hội thảo có chất lượng cao, quy mô lớn như: Hội thảo “Trường Đại học Hồng Đức- 10 năm xây dựng và phát triển”. Phối hợp với tổ chức Fulbright Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đềPhát triển chương trình đào tạo theo hướng hiện đại và bền vững. Hội thảo đã mở rộng tầm nhìn và cung cấp cho đông đảo CBGV những kiến thức quan trọng trong việc phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.  Nhiều cán bộ giảng viên của trường còn tham gia cácHội nghị, Hội thảo khoa học trong nước và Quốc tế.

1.1.4. Công tác NCKH của sinh viên

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một bộ phận của hoạt động KH&CN trong trường không thể tách rời hoạt động đào tạo. Nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động NCKH cho sinh viên từ những năm thứ hai. Các lớp được gắn kết với từng tổ Bộ môn, từng đơn vị; sinh hoạt khoa học ngoại khoá cũng đã được chú trọng.

- Năm học 2007- 2008: Tổ chức thẩm định và trình Hiệu trưởng xét duyệt 88 đề tài NCKH của sinh viên với 227 sinh viên tham gia (đạt 79,5% so với kế hoạch). Đã tổ chức Hội nghị Khoa học tuổi trẻ sáng tạo từ cấp khoa đến cấp trường. Tổ chức đánh giá và lựa chọn 51 công trình đạt giải cấp khoa và 16 công trình đạt giải cấp trường, trong đó có 4 công trình tham gia dự thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ do Bộ GD&ĐT tổ chức.

1.1.5. Thông tin Khoa học

Năm học 2007- 2008, Nhà trường đã liên kết với Tạp chí Giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT xuất bản 58 công trình nghiên cứu khoa học của CBGV. Xuất bản 2 số Đặc san Khoa học đăng tải các bài tổng quan, các kết quả nghiên cứu và các hoạt động của CBGV trong trường. Một  số cán bộ giảng viên của trường đã công bố 26 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có 6 bài ở tạp chí ngoài nước, xuất bản nhiều tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường.

            1.2. Kết quả thực hiện công tác Hợp tác Quốc tế

            1.2.1. Thực hiện kế hoạch Hợp tác Quốc tế

Năm học 20007- 2008, cùng với việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đã kí kếtnhà trường đã thiết lập mới được mối quan hệ hợp tác với 10 trường đại học và các tổ chức quốc tế khác nhưĐại học Địa Trung Hải (AIX-MARSEILLE 2)- Cộng hoà Pháp; Đại học Malardalen- Thuỵ Điển; Đại học Victoria - Niu Dilân; Tổ chức Fulbright Đại sứ quán Hoa Kỳ… Đã mở ra nhiều cơ hội và điều kiện mới để hội nhập trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước trong khu vực và thế giới.

- Làm thủ tục cho 14 đoàn khách Quốc tế (45 lượt người) gồm: Đoàn Cán bộ tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào); đoàn giáo viên tình nguyện của Tổ chức Project Trust (Anh); đoàn trường Đại học Marladalen (Thuỵ Điển); đoàn cán bộ Đại sứ quán Hoa Kỳ; đoàn cán bộ thuộc Tổ chức Fulbright (Việt Nam) và các đoàn đại diện các trường Đại học Canada, Úc, Đức, New Zealand, Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Bỉ. Nhà trường đã ký kết các văn bản hợp tác song phương trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là cơ sở quan trọng cho công tác HTQT của Nhà trường trong những năm tiếp theo.

- Nhà trường đã cử 4 đoàn cán bộ đi công tác ở nước ngoài với tổng số 17 lượt người tham gia tại: Nhật Bản; cộng hoà Pháp; CHLB Đức, Vương quốc Bỉ và Thuỵ Điển, Trung Quốc. Trong các chuyến công tác, đoàn đã tìm hiểu các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học thuộc các nước nêu trên; ký kết các văn bản hợp tác về đào tạo, NCKH, trao đổi CBGV và sinh viên; thoả thuận gửi học viên lớp Đề án vào học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ  tại các trường theo đề án liên kết. Đoàn đã đi khảo sát mô hình tổ chức và quản lý đào tạo, cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học của các trường đối tác.

- Nhà trường đã cử 09 học viên lớp Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài tham gia khoá học Pre-course tại Thái Lan để chuẩn bị cho khoá đào tạo thạc sĩ chính thức tại Thuỵ Điển.

1.2.2. Công tác quản lý các hoạt động HTQT:

- Công tác quản lý các hoạt động HTQT trong năm học được thực hiện đúng quy định với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng: Phòng Đối ngoại- Văn phòng UBND tỉnh; phòng PA25- Sở Công an và Công an phường Đông Sơn, nên đã đảm bảo an toàn cho khách nước ngoài đến thăm và làm việc với Nhà trường. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cho các đoàn ra, đoàn vào đúng mục đích, nội dung và quy trình về hoạt động HTQT.

            - Quản lý tốt giáo viên tình nguyện của một số tổ chức Project Trust, WUSCvà lưu học sinh Lào; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với lưu học sinh đang học tập tại Việt Nam ở trường Đại học Hồng Đức.

1.2.3. Xây dựng và triển khai dự án, đề án khoa học trong HTQT

- Tiếp tục thực hiện dự án“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hoa Phong lan của Thái Lan tại Thanh Hoá”. Hiện tại dự án đã hoàn thành việc xây dựng nhà lưới và chuẩn bị trồng trồng thử nghiệm hoa phong lan theo quy trình. Trường Đại học Hoàng gia Thái Lan đã cử chuyên gia đến trường thực hiện các phần công việc theo kế hoạch hợp tác. 

- Dự án “Tuyển chọn một số giống lúa thuần năng suất chất lượng cao từ trường Đại học Hải Dương Trung Quốc phù hợp với điều kiện Thanh Hoá” do trường Đại học Hồng Đức chủ trì đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nhà trường đã giao cho khoa Nông Lâm Ngư nghiệp thực hiện; đã thành lập đoàn công tác đến trường Đại học Hải Dương khảo sát và du nhập nguồn vật liệu.  

- Đề án “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài” đã đạt được những kết quả. Học viên khoá I của Đề án đã kết thúc học ngoại ngữ. Kết quả thi TOEFL iBT Quốc tế với tổng số 37 học viên được phân loại như sau:

+ Trên 500 điểm: 20 học viên chiếm 54%, trong đó có 4 học viên đạt trên 550 điểm.

Dưới 500 điểm: 17 học viên, trong đó 9 học viên có điểm từ 450 đến dưới 500; 7 học viên dưới 450 điểm.

Tính đến ngày 15/10/2008, Nhà trường đã làm thủ tục cho 20 học viên khoá 1 (Tiếng Anh) thuộc Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài đi học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường Đại học tại Thuỵ Điển, Công hoà Pháp, Vương quốc Bỉ; Nhật Bản; New Zealand; Malaysia và Thái Lan

1.3. Những tồn tại trong hoạt động KHCN&HTQT năm học 2007- 2008 và những nguyên nhân

1.3.1. Những tồn tại trong hoạt động KHCN&HTQT

1.3.1.1. Về công tác KHCN

            - Tỷ lệ CBGV chủ trì và tham gia các đề tài NCKH cơ sở còn thấp, số lượng đề tài 32/50 đạt 64%; số lượng Hội nghị, Hội thảo cấp trường đạt 60% so với kế hoạch; số bài báo được đăng ở tạp chí chuyên ngành trong nước và nước ngoài còn ít (tổng số 26 bài- không kể đăng trên Tạp chí liên kết và đặc san KH của trường).

- Đề xuất các nhiệm vụ KHCN các cấp của CBGV còn hạn chế; chưa chủ động tìm kiếm các đề tài NCKH ứng dụng vào sản xuất và đời sống từ các ngành, địa phương trong Tỉnh. Chưa hình thành được các nhóm nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ khoa học có quy mô lớn, trọng điểm của Nhà trường; lực lượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành còn mỏng, tính hợp tác chưa cao.

- Các đề tài nghiên cứu ứng dụng và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được chú trọng đúng mức. Tiềm lực KH&CN của các trung tâm NCKH trong trường không được tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ.

Nhiều Bộ môn và nhiều khoa chưa quan tâm đến việc thẩm định các nhiệm vụ KHCN mà CBGV đề xuất, chất lượng thấp không được Hội đồng KH&ĐT và Hiệu trưởng phê duyệt.         

-  Chất lượng NCKH của sinh viên chưa cao, số công trình đạt giải sinh viên NCKH cấp Bộ chỉ đạt giải khuyến khích, chưa động viên được CBGV có năng lực tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH. Một số khoa chưa thực sự đầu tư đúng mức cho hoạt động này.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động KHCN, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH của Nhà trường còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN của nhà trường.

1.3.1.2. Về công tác Hợp tác Quốc tế:

 Các chương trình hợp tác về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình còn ít. Nhiều lĩnh vực, nhiều ngành đào tạo trong Nhà trường chưa triển khai được các hoạt động hợp tác quốc tế.

- Hầu hết các đơn vị chưa chủ động đề xuất các hoạt động HTQT với các đối tác mà Nhà trường đã có quan hệ trong nhiều năm. Trình độ ngoại ngữ của CBGV chưa đáp ứng để triển khai thực hiện độc lập các chương trình HTQT.

- Kinh phí cho công tác hợp tác quốc tế còn hạn hẹp, mới chỉ hỗ trợ được một số chuyến đi công tác của cán bộ quản lý của Nhà trường đến các nước trong khu vực và lễ tân đón tiếp khách. Việc cử cán bộ giảng viên của Trường đi nước ngoài công tác, học tập và nghiên cứu còn rất hạn chế.

1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Nhận thức và quán triệt về nhiệm vụ NCKH và HTQT của một bộ phận không nhỏ CBGV trong nhà trường chưa đầy đủ. Trong năm học 2007- 2008 nhiều CBGV còn chủ yếu tập trung vào công tác đào tạo, chưa chú trọng và quan tâm đúng mức đến công tác NCKH và HTQT.

- Yêu cầu của công tác NCKH và HTQT đối với CBGV chưa cụ thể, chưa đặt vị trí đúng mức của công tác NCKH và HTQT là bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ CBGV, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Năng lực quản lý, điều hành các hoạt động NCKH và HTQT của Trường chưa đáp ứng với phát triển của hệ thống, hội nhập giáo dục đại học trong khu vực và thế giới; Năng lực NCKH của đội ngũ CBGV còn thấp, thiếu cán bộ đầu ngành và chưa tương xứng với nhiệm vụ NCKH và HTQT.

- Công tác kiểm tra các hoạt động NCKH và HTQT chưa được chú trọng và thường xuyên như công tác đào tạo, nhiều cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ NCKH cũng chưa được nhắc nhở kịp thời, có một số đề tài NCKH không hoàn thành theo kế hoạch, chậm nghiệm thu nhưng chưa có biện pháp xử lý.

- Chính sách khuyến khích sinh viên NCKH chưa đủ mạnh để thu hút nhiều sinh viên tham gia, các đơn vị chưa đầu tư đúng mức cho công tác NCKH của sinh viên, hỗ trợ cho các đề tài NCKH sinh viên còn thấp và dàn đều, không khuyến khích được những đề tài dự thi cấp Bộ.

- Tiêu chí đánh giá công tác NCKH trong nhà trường còn chưa cụ thể, chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá cho từng hoạt động NCKH, còn có biểu hiện nể nang trong việc thẩm định đề cương và đánh giá các đề tài và dự án khoa học. 

Phần 2: Phương hướng, nhiệm vụ KHCN và HTQT năm học 2008-2009

           

2.1. Định hướng hoạt động KHCN&HTQT năm 2008- 2009

2.1.1. Định hướng hoạt động KHCN

Hoạt động KHCN trong trường Đại học Hồng Đức năm học 2008- 2009, tập trung hướng vào mục tiêu xây dựng Nhà trường trở thành trung tâm lớn về KH&CN của tỉnh Thanh Hoá và khu vực Bắc Trung bộ; bồi dưỡng năng lực để CBGV có đủ điều kiện chủ trì các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp tỉnh; có nhiều công trình khoa học được đăng, công bố trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, tạo sự chuyển biến về số lượng đề tài với hàm lượng khoa học cao; thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác NCKH, tăng nhanh số lượng kết quả NCKH được chuyển giao, ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, tạo được nhiều nguồn thu từ hoạt động KHCN.

            2.1.1.1.  Nghiên cứu Khoa học của CBGV

Thực hiện các đề tài, dự án khoa học trong trường, trước hết phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Nhà trường, đồng thời các đề tài nghiên cứu khoa học hướng vào các mục tiêu phát triển KTXH của tnh. 

- Khoa học Tự nhiên: Tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực mà Nhà trường có thế mạnh về toán, lý, hoá, sinh học. Đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy các học phần đối với từng chuyên ngành.

-  Khoa học Xã hội và Nhân văn: Nghiên cứu tìm những giải pháp, những luận cứ khoa học lựa chọn các kiến thức về địa phương vào việc biên soạn các tài liệu dạy học. Điều tra, khảo sát và góp phần bảo tồn những di sản văn hoá của dân tộc ở tỉnh Thanh Hoá. Cung cấp những thông tin khoa học cho việc hình thành các điểm, tuyến thực hành và thực tập tổng hợp phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo.

- Khoa học Giáo dục: Nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý các hoạt động đào tạo và NCKH. Hình thành và thực hiện các đề tài nghiên cứu phục vụ chuyển đổi phương pháp đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức và thực hiện quy trình đào tạo liên thông. Nghiên cứu hình thành các giải pháp bảo đảm chất lượng đào tạo trong trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

-  Công nghệ sinh học và công nghệ thông tin

+ Công nghệ sinh học: Tăng cường nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ sinh học, đưa công nghệ sinh học trở thành công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng trong Nhà trường.

+ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho việc nâng cao chất lượng của công tác quản lý, công tác dạy học và NCKH trong nhà trường.

- Khoa học ứng dụng: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất. Cải tạo và nâng cao năng suất vật nuôi (bò thịt, lợn hướng nạc, giải quyết một số yêu cầu về công tác thú y trên địa bàn tỉnh). Nghiên cứu và góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho tỉnh Thanh Hoá. Xây dựng một số mô hình Nông lâm- Môi trường sinh thái và du lịch ở các điểm, các tuyến thực tập thực hành, các cửa sông vùng ven biển Thanh Hoá.

- Khoa học Quản lý: Nghiên cứu và phân tích các chính sách tác động đến sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các ngành kinh tế trên địa bàn Thanh Hoá. Xác định luận cứ khoa học để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; xác định cơ sở cho việc thực hành thực tập phù hợp với cơ chế hiện nay.

            2.1.1.2. Nghiên cứu khoa học của sinh viên

Tạo ra phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên sâu rộng ở tất cả các khoa đào tạo. Quản lý tốt hơn khâu tuyển chọn các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp khoa. Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành từ các đề tài của CBGV hoặc xuất phát từ việc nâng cao chất lượng đào tạo của đơn vị. Thực hiện đúng quy trình đăng ký và phê duyệt đề tài NCKH sinh viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên phải được gắn với hoạt động đào tạo trong việc thực hiện thực tập cuối khoá hoặc khoá luận tốt nghiệp. Tổ chức các Hội nghị Hội thảo chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học trong trường Đại học. Phấn đấu để có nhiều công trình sinh viên NCKH đạt giải cấp Bộ và tham d Hội nghị tuổi trẻ sáng tạo theo định kỳ của các khối.

            2.1.1.3. Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ

Hình thành bộ phận ý tưởng sáng tạo trong CBGV và SV, định hướng để CBGV và SV đề xuất và thực hiện các ý tưởng trong các hoạt động của Nhà trường. Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ từ các kết quả nghiên cứu. Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn dưới hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

            2.1.1.4. Hội nghị, Hội thảo khoa học

Mở rộng quy mô các Hội nghị, Hội thảo khoa học; các chủ đề Hội thảo tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Nhà trường. Chỉ đạo các đơn vị đăng ký tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học theo hướng liên ngành, liên trường và các Hội nghị, Hội thảo khoa học cấp quốc gia, khu vực và Quốc tế.

            2.1.1.5. Quản lý hoạt động KHCN

- Chỉ đạo đăng ký các hoạt động KHCN theo định hướng của Nhà trường và của Tỉnh, kết hợp giữa đề xuất, đăng ký của cấp dưới với giao nhiệm vụ của cấp trên; Bước đầu hình thành ngân hàng đề tài nghiên cứu khoa học theo các chương trình.

- Ưu tiên các đề tài Nghiên cứu khoa học cho cán bộ giảng viên có trình độ tiến sĩ và những CBGV đang làm Nghiên cứu sinh.

- Đưa Bộ phận Quản lý ý tưởng sáng tạo trong CBGV và HSSV vào hoạt động, hình thành nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động lao động sáng tạo; hình thành các nhóm xây dựng dự án khoa học và thực hiện các dự án, đề án. Hình thành các đề tài, dự án khoa học dưới dạng ươm tạo công nghệ, ưu tiên kinh phí cho hoạt động này để có được sản phẩm KHCN là thương hiệu của trường ĐHHĐ. Gắn ý tưởng sáng tạo với sáng kiến kinh nghiệm trong CBCC.

- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ NCKH và HTQT cho cán bộ quản lý các đơn vị, cán bộ  phụ trách công tác NCKH và HTQT của Nhà trường.

            2.1.1.6. Thông tin Khoa học

Tích cực làm việc với các cơ quan chức năng để được phê duyệt thành lập Tạp chí Khoa học của Nhà trường. Phấn đấu số bài báo đăng trên các tạp chí chuyênngành tương ứng với số đề tài NCKH và đảm bảo tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có cơ chế khuyến khích thoả đáng để CBGV có các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và tạp chí khoa học Quốc tế.

2.1.2. Định hướng hoạt động Hợp tác Quốc tế

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả các hoạt động Hợp tác Quốc tế nhằm từng bước đưa công tác HTQT trở thành động lực nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo và NCKH; tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy- học; tạo vị thế và thương hiệu của Nhà trường trong hệ thống các trường Đại học Việt Nam. Đảm bảo để nhà trường có thể tiếp  thu các CTĐT tiên tiến đáp ứng nhu cầu chất lượng và hội nhập.Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy, quốc tế hóa chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ; chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên; phát triển tiềm lực, cơ sở vật chất và góp phần vào việc phát triển các mục tiêu KT - XH của tỉnh Thanh Hoá.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường Đại học, các tổ chức Quốc tế; đánh giá lại hiệu quả và triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đã ký  kết trong năm 2007 và những năm trước.

- Duy trì và phát triển quan hệ với các trường Đại học, tổ chức Quốc tế, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có uy tín trên thế giới để hợp đồng giáo viên dạy ngoại ngữ cho các lớp Đề án liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các trường Đại học nước ngoài và nâng cao trình độ tiếng Anh cho CBGV. Từng bước đẩy mạnh và giao quyền chủ động cho các đơn vị trong Nhà trường thực hiện công tác Hợp tác Quốc tế theo quy định.

 

            2.2. Chỉ tiêu trong công tác KHCN và HTQT năm học 2008- 2009

            2.2.1. Chỉ tiêu trong công tác KHCN

            - Đề tài Nghiên cứu Khoa học trong CBGV

Đề tài NCKH cấp Bộ: 5- 7 đề tài; 3- 4 đề tài khoa học cấp Tỉnh và 40- 45 đề tài cấp cơ sở; trong đó có 4-5 đề tài, dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nâng cao chất lượng công tác quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu KHCN trong trường.

-  Nghiên cứu Khoa học trong sinh viên: 120 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong đó 18 công trình đạt giải cấp trường và 4 công trình sinh viên NCKH đạt giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

-  Ứng dụng chuyển giao công nghệ

Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất từ các kết quả nghiên cứu. Tham gia tư vấn và triển khai ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ đã được công nhận. Phấn đấu có nguồn thu từ hoạt động KHCN (200 triệu đồng).

- Hội nghị, Hội thảo khoa học

Tổ chức 24 hội nghị, hội thảo cấp trường; 1 hội thảo phối hợp với tổ chức Fulbright Việt Nam và các trường Đại học trực thuộc địa phương trong cả nước (Hội thảo phát triển chương trình đào tạo khối các trường ĐH đa ngành trực thuộc địa phương và Hội thảo phát triển kỹ năng cố vấn học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học Hồng Đức). Phối hợp với các trường Đại học ở nước ngoài tổ chức Hội thảo “Phương pháp nghiên cứu và những ứng dụng của vật liệu Nano vào thực tế cuộc sống”…

            2.2.2. Chỉ tiêu trong công tác Hợp tác Quốc tế           

- Thực hiện đề tài, dự án khoa học: Thực hiện tốt 2 dự án với Thái Lan và Trung Quốc về công tác nghiên cứu khoa học; hình thành dự án với Vương quốc Bỉ về môi trường tại một số vùng cửa sông và vùng công nghiệp của Thanh Hoá. 

- Đoàn vào:

+ Tiếp nhận 2 giáo viên tiếng Anh tình nguyện từ các tổ chức Quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

+ Duy trì và phát triển quan hệ với Viện Khảo thí Hoa Kỳ, các Trung tâm đào tạo ngoại ngữ trên thế giới lựa chọn được giáo viên dạy ngoại ngữ cho lớp Đề án Liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài.

+ Mở rộng hợp tác với các trường Đại học, các tổ chức Quốc tế, triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đã ký kết trong năm 2007. Đón và làm việc với 8 đoàn đại diện các trường Đại học Mỹ, Vương quốc Bỉ,  CHLB Đức, Thuỵ Điển, CH Pháp, Thái Lan, Malaysia, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Trung Quốc triển khai, ký kết hợp đồng đào tạo; trao đổi cán bộ, sinh viên; hợp tác NCKH.

+ Tiếp nhận và tổ chức khoá học tiếng Việt cho 10 em Lưu học sinh Lào; tổ chức khoá học văn hoá cho 33 em lưu học sinh Lào năm 2007.

- Đoàn ra:

+ Tổ chức cho 8 đoàn cán bộ lãnh đạo, CBGV của Nhà trường đi một số nước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực để ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo, NCKH; học tập, hội thảo khoa học, trao đổi học thuật.

+ Tiếp tục gửi cán bộ giáo viên là học viên lớp Đề án đi đào tạo đại học, sau đại học tại nước ngoài.

+ Gửi giáo viên có trình độ tiến sĩ tham gia các khoá học Post-Doctor ngắn hạn tại Cộng hoà Pháp.

+ Cử đoàn cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ và lãnh đạo chuyên môn các chuyên ngành đào tạo đại học của trường đi trao đổi chuyên môn học thuật; khảo sát và học tập mô hình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại một số trường Đại học trong khu vực Đông Nam á và Trung Quốc.

2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện công tác KHCN và HTQT

2.3.1. Biện pháp tổ chức thực hiện công tác KHCN

Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ trưởng bộ môn, phát huy vai trò trách nhiệm của thành viên hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa trong công tác quản lý các hoạt động KHCN và HTQT. Quán triệt nhận thức về nhiệm vụ NCKH và HTQT trong trường Đại học của CBGV vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi.

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Xác định tỉ lệ các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học quản lý, khoa học ứng dụng và công nghệthông tin một cách hợp lý. Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo và hoạt động KH&CN, coi đó là một cấu thành của quy trình đào tạo trong nhà trường.

- Xây dựng quy định về trách nhiệm cá nhân của chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những đề tài, dự án khoa học nghiệm thu đạt loại xuất sắc; khuyến khích các đề tài hợp tác liên kết và có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất và đời sống.

- Nâng cao tính khoa học, chất lượng làm việc của các Hội đồng khoa học và Đào tạo cấp khoa; xây dựng quy định về kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đánh giá từ đó có những giải pháp điều chỉnh hoạt động KHCN trong từng thời điểm. Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị tham mưu, quản lý và của đơn vị chủ trì các nhiệm vụ KHCN. Tổ chức hội thảo, seminar, hội nghị khoa học công bố các kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp, nguồn kinh phí từ hoạt động chuyển giao công nghệ và quỹ thời gian dành cho hoạt động KH&CN hằng năm của CBGV trong trường.

- Có biện pháp thích hợp hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất cho công tác NCKH. Khuyến khích các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng; vay vốn sản xuất thử và có địa chỉ áp dụng. Chú trọng đến việc đăng ký xét chọn các sáng kiến kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo trong CBGV và sinh viên.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhà khoa học ở các cơ sở khác hoặc nước ngoài để thực hiện tốt các nhiệm vụ KHCN. Liên kết với cơ s sản xuất và cộng đồng bên ngoài đề huy động nguồn vốn cho hoạt động KHCN

- Lựa chọn cá nhân thực hiện các nhiệm vụ KHCN: CBGV thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm cấp cơ sở, cấp tỉnh (hình thức giao nhiệm vụ) phải là người có năng lực trong giảng dạy và NCKH, có trách nhiệm và có khả năng phối hợp triển khai đảm bảo sự thành công. Bồi dưỡng năng lực quản lý và NCKH cho CBGV, đặc biệt là CBGV trẻ.

- Lựa chọn các đề tài phải theo hướng ưu tiên ở cấp Bộ, Tỉnh và cấp cơ sở (đối với những đề tài mang lại những kết quả trong sự phát triển Nhà trường và lợi ích kinh tế từ nghiên cứu).

2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện công tác HTQT

- Đổi mới công tác quản lý các hoạt động HTQT trong Nhà trường, phân cấp công tác quản lý các hoạt động HTQT cho các đơn vị trong trường như phân cấp quản lý các hoạt động NCKH và đào tạo hiện nay.

- Quản lý tốt đoàn ra, đoàn vào, cán bộ và lưu học sinh đến công tác học tập tại trường. Quản lý tốt các khoá đào tạo cho tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) theo hiệp định đã được ký kết giữa 2 tỉnh Thanh Hóa -  Hủa Phăn.

- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ HTQT cho cán bộ quản lý các đơn vị; chọn cử cán bộ phụ trách công tác HTQT của các đơn vị trong Nhà trường phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Hình thành đội ngũ cán bộ HTQT có đủ năng lực xây dựng và thực hiện một số dự án HTQT với các trường ĐH và tổ chức Quốc tế, trước mắt là với các trường ĐH Thái Lan và Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện tốt đề án “Liên kết đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học ở nước ngoài” đã được tỉnh phê duyệt.

Thực hiện tốt phương hướng và các giải pháp nêu trên, chắc chắn hoạt động Khoa học & Công nghệ và Hợp tác Quốc tế  trong trường Đại học Hồng Đức năm học 2008- 2009 sẽ có nhiều chuyển biến và góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Nhà trường.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing