Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Công tác Bảo tồn quỹ gen giống lợn ỉ tại Thanh Hóa
Cập nhật lúc: 04:22 PM ngày 20/03/2013
Từ 2009 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học Công nghệ (NC-DKHCN), trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa được Viện Chăn nuôi Quốc gia giao cho thực hiện dự án “Bảo tồn, lưu giữ quỹ gen lợn Ỉ tại Thanh Hóa”

   KẾT QUẢ BẢO TỒN LỢN Ỉ TẠI THANH HÓA NĂM 2012 

Lợn Ỉ thuộc lớp động vật có vú (Mamlnalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Sllidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống lợn Ỉ. Lợn Ỉ có màu lông đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, đầu hơi to, mặt nhăn, lưng võng, bụng sệ, chân yếu, hay đi cả bàn, tỷ lệ mỡ cao, khối lượng sơ sinh, cai sữa và khối lượng lúc trưởng thành thấp nhưng chịu được kham khổ, dễ nuôi, mắn đẻ và thành thục sớm. 

Trong những năm gần đây, do áp lực của kinh tế thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, số lượng lợn Ỉ chỉ còn lại rất ít ở một số nông hộ trong tỉnh Thanh Hóa, đang có nguy cơ tiệt chủng. Xuất phát từ tình hình trên Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học Công nghệ (NC-DKHCN), trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa được Viện Chăn nuôi Quốc gia giao cho thực hiện dự án “Bảo tồn, lưu giữ quỹ gen lợn Ỉ tại Thanh Hóa”. Kết quả thực hiện của năm 2012 đạt được như sau:                                                 

- Khả năng sinh trưởng và phát dục của lợn cái Ỉ hậu bị nuôi trong nông hộ tại Thanh Hóa có khả năng tăng khối lượng cơ thể vừa phải, lúc cai sữa lợn có khối lượng cơ thể đạt 6,83 kg/con, đến 7 tháng tuổi là 29,52 kg/con, 8 tháng tuổi là 35,04 kg/con. Lợn cái Ỉ hậu bị động dục lần đầu tập trung nhiều ở tháng tuổi thứ 8 (52,44 %).

- Khả năng sinh sản của lợn cái Ỉ nuôi bảo tồn tại nông hộ đạt mức trung bình, tỷ lệ thụ đạt 93,68 %; Số con đẻ ra là 12,14 con/ổ, nhưng do mức độ đồng huyết cao nên số con còn sống đến cai sữa chỉ đạt 9,47 con/ổ; Khối lượng sơ sinh là 0,54 kg/con, khối lượng cai sữa lúc 60 ngày tuổi là 6,83 kg/con.

Hiện nay lợn Ỉ đang được tiếp tục bảo tồn tại các nông hộ của các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy... trong tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm NC-ƯDKHCN đang tìm cách áp dụng công thức lai kinh tế giữa lợn Landrace với lợn Ỉ, lợn Rừng với lợn Ỉ để lấy con lai thương phẩm nhằm đưa công tác bảo tồn đem lại hiệu quả cao hơn.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing