Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chuẩn đầu ra : Ngành ĐH Tiếng Anh - 4 Năm (2010)
Cập nhật lúc: 10:00 AM ngày 14/05/2019
Ban hành theo Quyết định số 34/QĐ-ĐHHĐ ngày 08/01/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức

 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

Ngành đào tạo:                     Sư phạm tiếng Anh

Trình độ:                               Đại học

Mã ngành đào tạo:               52.14.02.20

Đối tượng người học:         Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo:               4 năm

Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo: Đào tạo giáo viên tiếng Anh có trình độ đại học, có khả năng giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp và phổ thông; có kiến thức chuyên môn tiếng Anh tương đối hoàn chỉnh về các kỹ năng ngôn ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, dịch thuật; có kiến thức nghiệp vụ sư phạm; có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào quá trình giao tiếp với người nước ngoài, dịch thuật, dạy học tiếng Anh ở các cấp học đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo viên; có thể học sau đại học.

            2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

            Học xong chương trình này, người học có khả năng

            - Giảng dạy tiếng Anh trong các trường Tiểu học, THCS, THPT;

            - Giảng dạy tiếng Anh ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học; giảng dạy tiếng Anh tại các tổ chức giáo dục của Việt Nam và quốc tế, trung tâm ngoại ngữ;

            - Làm biên - phiên dịch, thư ký, văn phòng cho các cơ quan có sử dụng Tiếng Anh hoặc các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo;

- Làm hướng dẫn viên du lịch, biên tập viên cho các cơ quan phát thanh, truyền hình, các tạp chí nhà xuất bản, dẫn chương trình truyền hình cho các đài truyền hình.

            3. CHUẨN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP

            Sau khi học xong chương trình này, người học có được:

            3.1. Về kiến thức

- Khả năng vận dụng kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành vào việc học tập các môn chuyên ngành và vận dụng vào nghề nghiệp sau này;

- Áp dụng kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn trong các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam;

- Áp dụng kiến thức lý thuyết ngôn ngữ trong tiếng Anh như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa trong việc dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại, vận dụng nghiên cứu đối chiếu giải thích những khác biệt về mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng giữa tiếng Anh và tiếng Việt;

- Tương đối hoàn chỉnh vốn từ vựng, ngữ pháp, để có thể áp dụng trong thực hành biên dịch, phiên dịch Anh-Việt, Việt-Anh, giảng dạy bằng tiếng Anh ở các cấp;

- Áp dụng được những kiến thức căn bản về văn học, văn hoá văn minh; quy tắc giao tiếp-văn hoá của các nước nói tiếng Anh và vận dụng trong thương mại, du lịch và một số lĩnh vực liên quan;

- Kiến thức chuyên sâu về Tiếng Anh hiện đại để có thể nghiên cứu, học sau đại học.

            3.2. Về kỹ năng

            - Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục; xây dựng và quản lý hồ sơ sổ sách, tìm hiểu đối tượng giáo dục, môi trường giáo dục và làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp;

- Kỹ năng tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; tổ chức dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp;

- Kỹ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh khoa học và chính xác;

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động, sự kiện; lập kế hoạch và hoạch định kế hoạch hoạt động; quản lý hoạt động, quản lý nhóm;

- Kỹ năng thực hành biên dịch, phiên dịch, dịch các loại tài liệu khác nhau với độ khó ở mức trung bình;

- Kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh cho các đối tượng khác nhau.

            3.3. Về thái độ

- Ý thức vượt khó vươn lên trong học tập, công tác;

- Thái độ cầu thị, không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng yêu cầu mới;

- Thái độ nghiêm túc trong công việc, chấp hành nội quy, quy chế và khả năng thích nghi với môi trường giáo dục đào tạo trong nhà trường;

- Phẩm chất Nhà giáo, yêu nghề, mến trẻ và quan hệ cộng đồng tốt;

- Thái độ tích cực tham gia các hoạt động tập thể, văn hoá, xã hội.

            3.4. Ngoại ngữ II: Tiếng Pháp tương đương 200 điểm theo TCF, tiếng Nga tương đương 250 theo CEF, tiếng Trung tương đương 200 điểm HSK.

            3.5. Công nghệ thông tin

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong khai thác Internet; các phần mềm tin học cơ bản, soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng điện tử phục vụ công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Thiết kế, sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.

      4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUẨN ĐẦU RA VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

            4.1. Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra: Để đạt đ­ược chuẩn đầu ra trên đây, nhà tr­­ường xây dựng kế hoạch thực hiện như­ sau:

- Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng và chất l­­­ượng. Đến năm 2013 đội ngũ giảng viên có 70% thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó có ít nhất 20% tiến sĩ); đến 2015 có 80% thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó có 30% tiến sĩ).

- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của các cơ quan và nhà tuyển dụng lao động.

- Đảm bảo có đầy đủ thiết bị, ph­­­ương tiện phục vụ đổi mới phư­­­ơng pháp giảng dạy và nâng cao chất l­­­ượng; đủ giáo trình, tài liệu, phòng thực hành tiếng phục vụ học tập cho sinh viên. Phối hợp với các cơ quan và nhà truyển dụng để xây dựng cơ sở thực hành, thực tập.

- Hàng năm công khai nội dung, ch­ương trình, đề c­­ương chi tiết môn học, chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp vào đầu năm học.

4.2. Cam kết: Tr­ường Đại học Hồng Đức cam kết tổ chức đào tạo và đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Sinh viên đạt chuẩn đầu ra được cấp bằng bằng cử nhân của ngành, bậc đào tạo cùng với bảng điểm, chứng chỉ GDQP và GDTC./.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing