Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Bản mô tả CTĐT Ngành NNA trình độ ĐH (2018)
Cập nhật lúc: 01:08 PM ngày 14/05/2019
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đảm bảo tính rộng về mặt kiến thức gồm 46 môn và tổng số tín chỉ cần phải tích lũy là 120 tín chỉ. Bên cạnh đó, chiều sâu của chương trình còn được thể hiện qua trình tự các môn học, từ kiến thức chung đến kiến thức cơ sở và chuyên ngành nâng cao.

 


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HOÁ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Ngành: Ngôn ngữ Anh

Trình độ: Đại học

1. Thông tin chung về CTĐT:

            - Trường cấp bằng tốt nghiệp: Trường Đại học Hồng Đức.

            - Trường Đại học Hồng Đức được Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐH Quốc gia Hà Nội công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục đại học cấp quốc gia (2017); Tổ chức NQA và tổ chức BVQA đánh giá và công nhận QMS ISO 9001 (2007, 2013, 2017).

            - Tên gọi của văn bằng: Cử nhân tiếng Anh

            - Tên CTĐT: Ngôn ngữ Anh.

2. Tóm tắt mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

2.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh trình độ đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng, có phương pháp tư duy khoa học, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để thực hiện những nhiệm vụ thuộc chuyên ngành được đào tạo và có khả năng học tập ở bậc cao hơn.

2.2. Chuẩn đầu vào

            - Tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương);

            - Phương thức tuyển sinh và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định hiện hành (được cụ thể hóa trong đề án tuyển sinh hàng năm): Sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

            - Về tổ hợp xét tuyển: Lựa chọn tổ hợp từ các môn:

            + Toán, Văn, Tiếng Anh

            + Toán, Lý, Tiếng Anh

            + Toán, KHXH, tiếng Anh

            + Toán, KHTN, tiếng Anh

2.3. Chuẩn đầu ra

2.3.1. Kiến thức

- Sinh viên có kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá - xã hội và nghiệp vụ sư phạm.

+ Về ngôn ngữ: Sinh viên có kiến thức về ngôn ngữ Anh để có thể đáp ứng yêu cầu công việc ở một số lĩnh vực trong xã hội như biên phiên dịch, thư ký, văn phòng; hoặc có thể chuyển đổi nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc giảng dạy ở từ bậc mầm non đến đại học.

+ Về văn hoá - xã hội: Sinh viên có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực văn học, văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục của các nước nói tiếng Anh như là ngôn ngữ chính thức và một số nước nói tiếng Anh khác trong cộng đồng Anh ngữ để vận dụng vào dạy học tiếng Anh.

+ Về nghiệp vụ sư phạm: Sinh viên có kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp dạy học để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dạy học tiếng Anh.

- Sinh viên có kiến thức về tâm lý, giáo dục học để vận dụng vào thực tiễn quá trình dạy học tiếng Anh.

- Sinh viên có kiến thức thực tiễn về hoạt động của các trường trung học phổ thông để tiếp cận và vận dụng được kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào dạy học.

- Sinh viên có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Anh.

2.3.2. Kỹ năng

2.3.2.1. Kỹ năng ngôn ngữ

Có năng lực sử dụng tiếng Anh đạt trình độ tương đương bậc 5/6 Khung NLNN 6 bậc dành cho Việt Nam trong trong những công việc có sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là biên phiên dịch.

2.3.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

            Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ Anh, lý luận và phương pháp dịch thuật vào giải quyết các vấn đề liên quan đến tiếng Anh và công tác biên, phiên dịch; lập và thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng thích ứng với thị trường lao động khi cần chuyển đổi nghề nghiệp; vận dụng hợp lý các kiến thức chuyên môn theo yêu cầu hội nhập quốc tế

.2.3.2.3. Kỹ năng khác

Kỹ năng tư duy lập luận và giải quyết vấn đề: Có kỹ năng vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể; vận dụng quy luật khách quan, xu thế thời đại vào thực tiễn để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể trong học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống.

Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu: Có kỹ tự học, tự nghiên cứu để có thể làm việc độc lập, làm việc nhóm, hợp tác và làm việc với cộng đồng.

Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào điều kiện, môi trường công tác thực tế.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thứ 2: Có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 2 đạt trình độ tương đương bậc 3/6 theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Có kỹ năng sử dụng công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn; khai thác hiệu quả mạng Internet phục vụ cho việc học tập, công tác và nghiên cứu.

2.3.3. Thái độ

Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế giáo dục đào tạo; có thái độ cầu thị, chủ động học tập rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người giáo viên; tham gia tích cực các hoạt động chính trị xã hội, hoạt động lớp học tập nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương quan điểm đổi mới của ngành giáo dục; sẵn sàng thích ứng với những biến đổi của môi trường nghề nghiệp và cuộc sống lao động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường và trước xu thế hội nhập toàn cầu.

2.3.4. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ ở đơn vị công tác, có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; có khả năng tự định hướng, thích nghi với yêu cầu đổi mới của môi trường công tác; có năng lực tự học, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể trong lĩnh vực chuyên môn; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động trong quá trình công tác, đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Cấu trúc chương trình đào tạo, khóa học

            - Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh gồm 46 học phần (tương đương 120 tín chỉ), trong đó có 36 học phần bắt buộc (90 tín chỉ) và 10 học phần thay thế/tự chọn (30 tín chỉ) , được phân bổ trong 8 học kỳ (kỳ 1: gồm 6 học phần, 15 tín chỉ;  kỳ 2: gồm 6 học phần, 15 tín chỉ;  kỳ 3: gồm 6 học phần, 14 tín chỉ;  kỳ 4: gồm 6 học phần, 15 tín chỉ; kỳ 5: gồm 5 học phần, 14 tín chỉ; kỳ 6: gồm 6 học phần, 16 tín chỉ; kỳ 7: gồm 8 học phần, 18 tín chỉ; kỳ 8: gồm 3 học phần, 14 tín chỉ);

            - Khối kiến thức lý luận chính trị gồm 5 học phần (12 tín chỉ);

            - Khối kiến thức Ngoại ngữ II gồm 3 học phần (10 tín chỉ);

            - Khối kiến thức Tin học, KHXH, Môi trường gồm 3 học phần (12 tín chỉ);

            - Khối kiến thức ngành gồm 3 học phần (7 tín chỉ);

            - Khối kiến thức chuyên ngành gồm 19 học phần (53 tín chỉ);

            - Khối kiến thức bổ trợ gồm 7 học phần (15 tín chỉ);

            - Khối kiến thức Thực tập và khoá luận TN/HP thay thế gồm 3 học phần (11 tín chỉ);

4. Ma trận hồ sơ năng lực

4.1. Vị trí, vai trò của các học phần trong việc hình thành, phát triển năng lực của người học

            a) Các học phần với việc đạt chuẩn đầu ra của chương trình.

TT

Năng lực

Mô tả

Học phần đáp ứng

1

Năng lực ngôn ngữ

Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ tương đương bậc 5/6 theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam trong giao tiếp và trong những công việc như giảng dạy, biên phiên dịch hoặc các công việc liên quan đến sử dụng tiếng Anh.

Đọc hiểu được nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật, kể cả các văn bản không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình; viết các dạng bài viết một cách chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận và quan điểm hỗ trợ cho bài viết với các bằng chứng, ví dụ cụ thể và tóm tắt dẫn đến kết luận phù hợp.

Nghe hiểu được những bài nghe, các thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ không quen thuộc; diễn đạt trôi chảy, linh hoạt và hiệu quả, làm chủ và sử dụng thành thạo vốn từ vựng phong phú; sử dụng chính xác, tự tin và hiệu quả cách phát âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp.

12, 13, 14, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 34, 36, 37, 38, 41

2

Năng lực nghề nghiệp

- Dịch được các văn bản, diễn ngôn ở nhiều dạng thức khác nhau như dịch theo chủ để, dịch theo thể loại văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

- Viết báo cáo, trình bày bài thuyết trình hoặc biên tập các bài báo, các văn bản hoặc các ấn phẩm dịch thuật.

15, 16, 31, 32, 33,  35, 42, 43, 45

3

Năng lực khác:

- Năng lực tư duy lập luận và giải quyết vấn đề

 

 

 

 

 

 

 

- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Năng lực sử dụng ngoại ngữ thứ 2

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ

 

Có kỹ năng vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể; vận dụng quy luật khách quan, xu thế thời đại vào thực tiễn để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể trong học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống.

- Có kỹ tự học, tự nghiên cứu để có thể làm việc độc lập, làm việc nhóm, hợp tác và làm việc với cộng đồng.

- Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào điều kiện, môi trường công tác thực tế.

 

- Có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 2 đạt trình độ tương đương bậc 3/6 theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Có kỹ năng sử dụng công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn; khai thác hiệu quả mạng Internet phục vụ cho việc học tập, công tác và nghiên cứu.

 

1, 2, 3, 4, 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17, 39, 40, 44

 

 

 

10, 11, 18, 42, 43

 

 

 

6, 7, 8

 

 

 

9, 41

 

b) Năng lực đạt được của người học sau khi học học phần

 

TT

Tên học phần

Năng lực đạt được

1

Những nguyên lý cơ bản của CNML 1

Người học vận dụng được những khái niệm, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội. Ngoài ra, người học sử dụng được những kiến thức về triết học trong khoa học liên ngành.

2

Những nguyên lý cơ bản của CNML 2

Người học vận dụng được kiến thức lý luận của môn học vào việc tiếp cận các môn khoa học chuyên ngành và hoạt động thực tiễn của bản thân một cách năng động.

3

Đường lối CM của ĐCS VN

Sinh viên hiểu biết sâu sắc về đường lối chủ trương của Đảng  trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá  đất nước trên một số lĩnh vực cơ bản như: chính trị,  kinh tế, văn hóa – xã hội,  đối ngoại.  

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Người học trình bày được kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng Đảng, Nhà nước, CNXH, quá độ lên CNXH, đoàn kết dân tộc và quốc tế, dân chủ.

5

Pháp luật đại cương

Người học vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật nơi làm việc cũng như trong cộng đồng xã hội; phân biệt tính hợp pháp, không hợp pháp của các hành vi biểu hiện trong đời sống hàng ngày; tổ chức các hoạt động góp phần thực hiện kỷ cương xã hội.

6

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Ngoại ngữ II – 1: Tiếng Pháp

Kết thúc học phần này, năng lực tiếng Pháp của sinh viên có thể:

+ Hiểu các câu và các cụm từ thường dùng trong giao tiếp cơ bản (ví dụ: thông tin cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý, việc làm, vv)

+ Giao tiếp trong các tình huống đơn giản và thường gặp về các vấn đề quen thuộc trong cuộc sống

+Diễn đạt các thông tin cơ bản về chính mình, cuộc sống xung quanh, và các yêu cầu căn bản.

b

Ngoại ngữ II – 1: Tiếng Trung Quốc

Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Sinh viên có khả năng hiểu những tình huống giao tiếp đơn giản liên quan đến đời sống hằng ngày bằng tiếng Trung Quốc. Người học có thể giao tiếp một cách đơn giản nhất nếu người nói sử dụng tiếng Trung Quốc với tốc độ chậm một cách chậm rãi. Người học đạt trình độ sơ cấp tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

7

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Ngoại ngữ II – 2: Tiếng Pháp

Người học có khả năng sử dụng  được các cấu trúc câu và hệ thống từ vựng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản ( thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm);  có thể mô tả đơn giản hoặc nghe hay đọc hiểu những đoạn văn ngắn về môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

b

Ngoại ngữ II – 2: Tiếng Trung Quốc

Người học sử dụng được 4 kỹ năng nghe , nói, đọc, viết tiếng Trung Quốc ở mức cơ bản về các chủ đề thường gặp hang ngày, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có thái độ học tập tích cực.Có năng lực phối hợp làm bài tập nhóm, bài tập giữa kỳ, cuối kỳ..., thông qua đó giúp giảng viên đánh giá thường xuyên quá trình tự học của họ.

8

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Ngoại ngữ II – 3: Tiếng Pháp

Người học nắm vững kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ; hiểu được các ý chính của một đoạn văn hoặc bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí..; có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc.

b

Ngoại ngữ II – 3: Tiếng Trung Quốc

Người học có thể sử dụng tương đối thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung Quốc, để sử dụng trong các tình huống giao tiếp thông thường có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có thái độ học tập tích cực.Tham gia các hoạt động tự học ở nhà như làm bài tập nhóm, bài tập tháng, bài tập giữa kỳ, cuối kỳ..., thông qua đó giúp giảng viên đánh giá thường xuyên quá trình tự học của họ.

9

Tin học

Người học vận dụng được những tính năng cơ bản của công nghệ thông tin vào giải quyết công việc. Sử dụng được các phần mềm soạn thảo văn bản, trình diễn văn bản, xử lý bảng tính và mạng Internet.

10

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Người học vận dụng được những kiến thức liên quan đến văn hóa Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

11

Môi trường và con người

Người học vận dụng được những kiến thức về môi trường và con người trong việc bảo vệ môi trường sống, thực hiện đúng các chính sách môi trường của Việt Nam.

12

PP NCKH chuyên ngành tiếng Anh

Sinh viên nắm được khái niệm về nghiên cứu, các loại hình nghiên cứu và các giai đoạn và các bước trong nghiên cứu, biết cách xác định đề tài nghiên cứu, xác định phạm vi đề tài, đặt tên đề tài nghiên cứu, lập kế hoach nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu phục vụ đề tài nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục trong lĩnh vực dạy học ngoại ngữ, biết sử dụng các công cụ hỗ trợ để tiến hành nghiên cứu, được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, hiểu được các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, biết phân tích, đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.

13

Tâm lý học đại cương

Người học vận dụng được những kiến thức liên quan đến tâm lý người để hình thành nhân cách chuẩn mực, và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống cá nhân, công việc và các mối quan hệ xã hội. 

14

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Xã hội học đại cương

 

b

Các vấn đề xã hội đương đại

 

 

 

Giáo dục thể chất 1

Sinh viên hiểu rõ kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, lịch sử phát triển, lợi ích, tác dụng, các điều luật cơ bản các môn: Điền kinh và thể dục. Trong đó thực hiện đúng kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân và bài thể dục tay không 9 động tác.

 

Giáo dục thể chất 2 (Chọn 1 trong 5 HP)

 

a

Bóng chuyền

Sinh viên thành thạo các kỹ thuật cơ bản của môn bóng chuyền (Tư thế chuẩn bị, các kỹ thuật di chuyển, chuyền bóng thấp tay trước mặt, phát bóng thấp tay trước mặt và cao tay trước mặt); tự rèn luyện nâng cao thể chất; có khả năng tổ chức thi đấu, làm trọng tài môn bóng chuyền ở các giải phong trào.

b

Thể dục Aerobic

Sinh viên thực hiện được các tư thể cơ bản của tay, các bước cơ bản của chân, nhóm độ khó, tháp, đội hình trong kết cấu một bài Aerobic Dansports, bài liên kết Aerobic Dansports không có nhạc và có nhạc

c

Bóng đá

Sau khi học xong sinh viên có khả năng tự thực hành đúng kỹ thuật các động tác bóng đá, tham gia thi đấu các giải phong trào, giải sinh viên nhà trường và ngoài trường và tự tổ chức giải bóng đá.

d

Bóng rổ

Sinh viên có khả năng tự thực hành đúng kỹ thuật các động tác bóng rổ, tham gia thi đấu các giải phong trào, giải sinh viên trong trường và ngoài trường.

Trong lĩnh vực chuyên môn: sinh viên có khả năng tự thực hành đúng tư thế chuẩn bị, kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật chuyền bóng 2 tay và 1 tay, kỹ thuật di chuyển 2 bước bật nhảy ném rổ bằng 1 tay trên cao, kỹ thuật dẫn bóng nhanh 20m tinh giây. Giáo dục phát triển đầy đủ các tố chất thể lực (SN, SM, SB, Phối hợp vận động) nâng cao thể lực chuyên môn.

e

Vovinam - Việt võ đạo

Sinh viên thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn võ Vovinam (Tư thế chuẩn bị, các kỹ thuật động tác cơ bản về trung bình tấn; chảo mã tấn; đinh tấn và hạc tấn cũng như các đòn đấm và đòn đá; quyền pháp; các bài tập thể lực trong Vovinam); có khả năng tổ chức thi đấu, làm trọng tài giải Vovinam  phong trào

 

Giáo dục quốc phòng

 

a

Đường lối quân sự của Đảng

Sinh viên phân tích được nguồn gốc, bản chất chiến tranh, tính tất yếu và mục tiêu bảo vệ Tổ quốc để nhận thức đúng quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng, an ninh, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng - an ninh; vận dụng nghệ thuật quân sự trong bảo vệ Tổ quốc.

b

Công tác quốc phòng, an ninh

Sinh viên nhận thức được âm mưu, thủ đoạn và tham gia đấu tranh, phòng chống "diễn biến hòa bình"; vận dụng kiến thức tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh và giữ gìn trật tự xã hội; bảo vệ  chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

c

Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật băn súng tiểu liên AK (CKC)

Sinh viên thực hiện được các bước, động tác đội ngũ đơn vị; sử dụng được một số loại phương tiện, vũ khí, bản đồ địa hình; vận dụng kiến thức chiến thuật bộ binh; biết phòng, tránh vũ khí hủy diệt lớn; thành thạo kỹ thuật băng bó, chuyển thương; biết bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.

15

Ngữ pháp

Sinh viên có thể vận dụng kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh ở dạng thực hành và lý thuyết; có cái nhìn tổng thể hơn về kiến thức ngôn ngữ Anh nói chung và ngữ pháp thực hành trong tiếng Anh, có khả năng vận dụng những nội dung đã học vào giải quyết các bài tập ngữ pháp tiếng Anh, viết câu tiếng Anh đúng. Có khả năng nói và viết đúng thì trong tiếng Anh, các dạng cấu trúc căn bản tiếng Anh.

16

Ngữ pháp nâng cao

Sinh viên nắm vững (trình bày, phân tích, lấy được ví dụ) các vấn đề về ngữ pháp như đơn vị ngữ pháp, chức năng cú pháp, từ loại, sự hình thành và cấu tạo từ. Sinh viên có thể phân biệt và sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trang trọng và các cấu trúc ngữ pháp dùng trong giao tiếp hằng ngày.

17

Chon 1 trong 2 HP

 

a

Ngữ âm – Âm vị học

Sinh viên phân biệt được các âm vị và biến thể âm vị trong tiếng Anh, các thành tố trong phát âm tiếng Anh như cao độ, trường độ, ngữ điệu, trọng âm; vận dụng những hiểu biết cơ bản về các yếu tố siêu đoạn tính, tự hoàn thiện khả năng phát âm của của mình, phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tạo tiền đề cho việc nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về Ngữ âm – Âm vị học.

b

Luyện phát âm tiếng Anh

Sinh viên có thể nhận biết được và phát âm chính xác các âm tiếng Anh, phiên âm các từ khi nghe âm thanh của từ đó, phân biệt được các hiện tượng như nuốt âm, nối âm vv... trong tiếng Anh.

18

Lý thuyết dịch

Người học vận dụng các kiến thức về khái niệm biên phiên dịch, các bước thực hiện một bản dịch, tiêu chí đánh giá một bản dịch, các nguyên tắc biên phiên dịch, phân tích văn bản, mục đích của tác giả, văn phong, chất lượng văn bản, sắc thái nghĩa biểu vật và biểu niệm, yếu tố văn hoá trong văn bản, các phương pháp biên phiên dịch.kỹ thuật dịch trong việc thực hiện dịch một văn bản Việt – Anh hoặc Anh – Việtvà đánh giá bản dịch.

19

Biên dịch 1

Người học có thể dịch được đúng và đủ ý các câu, văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại các văn bản về các chủ đề thông thường của cuộc sống như: dân số, giáo dục, môi trường, kinh tế, y tế vv.... dựa trên kiến thức về từ vựng và các cấu trúc câu thông thường.

20

Biên dịch 2

Người học có thể dịch đúng, đủ, đảm bảo văn phong phù hợp các văn bản thuộc nhiều chủ đề khác nhau dựa trên kiến thức về từ vựng thuộc các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, văn hoá, xã hội, đầu tư, giáo dục, tài chính, tiền tệ, du lịch....,  các cấu trúc câu phức tạp và hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, cuộc sống và con người của Việt Nam và các nước nói tiếng Anh cũng như các quốc gia khác.

21

Biên dịch 3

Người học có thể dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại thư tín thương mại, telex, fax và e-mail, dịch nhãn hiệu, quảng cáo; danh thiếp, các giao dịch kinh doanh, thương mại, hợp đồng, bài báochính xác về mặt nội dung và văn phong dựa trên kiến thức về từ vựng, cấu trúc câu, văn phong thư tín thương mại, telex, fax và e-mail, nhãn hiệu, quảng cáo; danh thiếp, hợp đồng, các giao dịch kinh doanh, thương mại, báo chí.

22

Phiên dịch 1

Sinh viên hiểu được đúng, đủ ý của người nói trong phạm vi 2-5 câu tiếng Anh và tiếng Việt, và trình bày được nội dung đó một cách đầy đủ, chính xác bằng ngôn ngữ đích. Sinh viên ghi nhớ thông tin ở cấp độ 2-5 câu đơn thông qua các bài tập kỹ năng như Nghe-Luyện trí nhớ, Nghe-tóm tắt nội dung, Nghe-Ghi nhanh.

23

Phiên dịch 2

Sinh viên có thể tóm tắt các bài nói tiếng Anh và tiếng Việt dài từ 5 đến 10 câu với ý chính, ý phụ và chi tiết minh họa.  Sinh viên phát triển kỹ năng dịch nhanh, chính xác, đủ ý, hiểu hàm ý của người nói các bài phát biểu, phỏng vấn, v.v.

24

Kỹ năng  Nghe Nói 1

Người học nghe hiểu và sử dụng được hệ thống từ vựng, áp dụng được các cấu trúc câu đã học vào các tình huống giao tiếp thực tế như giới thiệu về bản thân, về gia đình; miêu tả danh lam thắng cảnh, miêu tả sự vật hiện tượng, phong tục tập quán, bày tỏ được việc chấp nhận hoặc từ chối lời mời.... Kết thúc học phần người học đạt bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

25

Kỹ năng  Đọc Viết 1

Người học đọc hiểu được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc. Về kỹ năng viết, người học biết viết các cụm từ, câu có dùng liên từ, các tin nhắn, thư từ, blog, báo cáo hay đoạn văn đơn giản. Kết thúc học phần người học đạt bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

26

Kỹ năng  Nghe Nói 2

Người học nghe hiểu và sử dụng được hệ thống từ vựng, áp dụng được các cấu trúc câu vào các tình huống giao tiếp thực tế, diễn đạt khá tự tin khi nói về công việc, thông báo về thời tiết, bày tỏ thái độ hoặc ý kiến, đưa ra hoặc chấp nhận lời khuyên; miêu tả và đưa ra nhận xét về các phát minh, các môn thể thao...; Kết thúc học phần người học đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

27

Kỹ năng  Đọc Viết 2

Người học đọc hiểu được các văn bản về các chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận, nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc; Người học biết cách viết bài luận đơn giản về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc. Kết thúc học phần người học đạt bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

28

Kỹ năng  Nghe Nói 3

Người học nghe hiểu và sử dụng được hệ thống từ vựng, áp dụng được cấu trúc câu vào các tình huống giao tiếp thực tế như nghe hiểu các bài nói trực tiếp về các chủ đề khác nhau; hiểu được ý chính, các lập luận khá phức tạp của các bài nói được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn; giao tiếp khá độc lập về nhiều chủ đề, biết lập luận, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách khá rõ ràng mạch lạc, sử dụng ngôn từ khá trôi chảy, chính xác. Kết thúc học phần người học đạt bậc 4 (mức 1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

29

Kỹ năng  Đọc Viết 3

Người học có kỹ năng đọc khá độc lập, có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc. Đọc hiểu các văn bản có chứa thông tin rõ ràng về lĩnh vực chuyên ngành yêu thích và quan tâm của mình. Biết sử dụng từ vựng, cấu trúc để viết các bài luận mang tính học thuật, thể hiện quan điểm về các vấn đề hàng ngày. đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau. Kết thúc học phần người học đạt bậc 4 (mức 1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

30

Kỹ năng  Nghe Nói 4

Người học nghe hiểu được các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại nội dung các chủ đề đã học; hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ; theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các vấn đề xã hội khi bài nói có cấu trúc rõ ràng;  giao tiếp độc lập, có lập luận và cấu trúc khá mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ khá trôi chảy, chính xác. Kết thúc học phần người học đạt bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

31

Kỹ năng  Đọc Viết 4

Người học đọc hiểu các bài báo và các báo cáo liên quan đến các chủ đề đã học; có kỹ năng viết bài luận dài, phát triển các lập luận một cách hệ thống, nêu bật được những ý chính và có những minh họa phù hợp, tổng hợp thông tin và lập luận từ nhiều nguồn khác nhau, biết viết các thể loại thư.   Kết thúc học phần người học đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

32

Kỹ năng  Nghe Nói 5

Người học nghe hiểu được nội dung những bài nói dài về những chủ đề khá phức tạp ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh. Khá tự tin khi thuyết trình về một chủ đề nhất định, biết giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng, sử dụng khá mềm dẻo vốn từ vựng khi thiếu từ bằng lối nói vòng vo. Kết thúc học phần người học đạt bậc 5 (mức 1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

33

Kỹ năng  Đọc Viết 5

Người học đọc hiểu được các ý chính, bước đầu hiểu các hàm ý trong nhiều loại văn bản dài, khá phức tạp thường gặp trong môi trường công việc hay học thuật; mô tả biểu đồ, bảng biểu, bản đồ...; cách viết bài luận thể hiện ý kiến, thuận lợi, không thuận lợi, nguyên nhân, giải pháp. Kết thúc học phần người học đạt bậc 5 (mức 1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

34

Kỹ năng  Nghe Nói 6

Người học hiểu được các bài giảng, bài thuyết trình chuyên ngành có sử dụng lối nói tự nhiên và các yếu tố văn hóa hoặc các thuật ngữ không quen thuộc. Hiểu được những vấn đề phức tạp; truyền đạt chính xác các sắc thái ý nghĩa tinh tế. Thay đổi được cách diễn đạt để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp một cách trôi chảy. Kết thúc học phần người học đạt bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

35

Kỹ năng  Đọc Viết 6

Người học đọc hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp trong đời sống xã hội, môi trường công việc hay học thuật; xác định được thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng, tóm tắt các đoạn văn bản dài, khó; viết bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận và quan điểm hỗ trợ cho bài viết với các bằng chứng, ví dụ cụ thể; mô tả biểu đồ, bảng biểu, bản đồ ở mức độ nâng cao. Kết thúc học phần người học đạt bậc 5/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

36

Kỹ năng thuyết trình

Người học vận dụng được những kiến thức cơ bản môn học vào giải quyết các vấn đề trong quá trình chuẩn bị và trình bày bài thuyết trình bằng các loại ngôn ngữ lời nói và phi lời nói trong thuyết trình để nâng cao năng lực ngôn ngữ một cách hiệu quả, thực hiện được những bài thuyết trình ngắn hoặc dài có liên quan đến các chuyên ngành học khác nhau một cách thuyết phục và chuyên nghiệp

37

Văn hóa Anh Mỹ

: Sinh viên trình bày đươc các vấn đề về lịch sử, văn hóa các nước Anh – Mỹ, hệ thống giáo dục, chính trị, thể lệ bầu cử trong các quốc gia này. Sinh viên ứng dụng kiến thức môn học trong giao tiếp bằng tiếng Anh, có thể thực hiện nghiên cứu về văn hóa, xã hội, giáo dục, v.v... Môn học tạo môi trường học tập tích cực, chủ động thông qua các hoạt động nhóm, thuyết trình theo chủ đề hàng tuần

38

Văn học Anh Mỹ

Người học vận dụng được những phong cách viết của một số nhà văn Anh, nhà văn Mỹ để đánh giá được giá trị hiện thực của các tác phẩm. Phân tích được một số tác phẩm thuộc các thể loại văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và thơ.

39

Từ vựng – Ngữ nghĩa học

Phân tích cấu trúc của từ, cấu tạo của từ, vận dụng cách cấu tạo từ để lựa chọn, tạo từ mới từ phần từ cho sẵn như  phương thức tạo từ mới thông qua việc rút gọn từ, viết tắt, thêm tiền tố - hậu tố, chuyển từ loại, mô phỏng theo âm thanh; Phân tích nghĩa của từ, cấu trúc tiếng Anh để xác định sự chuyển nghĩa thông qua các hình thức khác nhau như phép ẩn dụ, hoán dụ, lối nói phóng đại, nói lái, nói tránh, dùng uyển ngữ; Phân tích nghĩa của câu (cấu trúc sâu), nghĩa của phát ngôn trong mối liên hệ với ngữ cảnh để có thể vận dụng những hiểu biết này trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách hiệu quả.

40

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Ngữ dụng học

Sinh viên vận dụng được các phạm trù của ngữ dụng học như: tiền giả định, nguyên tắc hợp tác trong hội thoại, vào các phương châm hội thoại của Grice, để phân tích được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh, hiểu được nghĩa hàm ngôn, v.v...trong sử dụng ngôn ngữ.

b

Phong cách học

Sinh viên vận dụng được các phạm trù của ngữ dụng học như: tiền giả định, nguyên tắc hợp tác trong hội thoại, vào các phương châm hội thoại của Grice, để phân tích được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh, hiểu được nghĩa hàm ngôn, v.v...trong sử dụng ngôn ngữ.

41

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Tiếng Anh kinh tế

Người học sử dụng thành thạo ngôn ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế trong giao tiếp cơ bản và xử lý các văn bản tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực kinh tế như thư tín, các hợp đồng kinh tế đơn giản.

b

Tiếng Anh du lịch

Sinh viên có những hiểu biết căn bản về ngành quản trị du lịch khách sạn và hướng dẫn du lịch bằng tiếng Anh. Sử dụng và phát triển vốn từ vựng chuyên ngành để đọc tài liệu và giao tiếp trong lĩnh vực quản lí du lịch, khách sạn và lữ hành. Giao tiếp được bằng tiếng Anh với cac chủ điểm thực trong cuộc sống. Nghe hiểu và diễn đạt trôi chảy những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nét văn hóa bằng tiếng Anh ở mức độ tự nhiên và linh hoạt. Có khả năng viết diễn đạt lại, kể lại sự kiện, miêu tả người, địa điểm, các vật thể, miêu tả lại những sự kiện phức tạp, trần thuật lại được ý của người khác

42

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Giao thoa văn hóa

Sau khi học xong người học sử dụng được các quy tắc giao tiếp, cấu trúc giao tiếp và phong cách giao tiếp bằng tiếng Anh của những người bản ngữ. Đồng thời, người học phân biệt được đặc điểm khác biệt trong văn hóa giao tiếp giừa người Việt với người ở các nước nói tiếng Anh để tránh những lỗi khi giao tiếp với người các nước nói tiếng Anh. Người học có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Có thể điều tiết trong giao tiếp như: chào hỏi, tự giới thiệu, hiểu rõ về cấu trúc hội thoại, phong cách hội thoại và ngôn ngữ cơ thế và cử chỉ khi giao tiếp không dùng lời nói của các nước nói tiếng Anh. Hiểu biết về xung đột văn hoá, sốc văn hoá và biết cách nhận biết và  điều chỉnh để thích nghi khi bị sốc văn hóa khi giao tiếp với người bản ngữ. 

b

Giao tiếp liên văn hóa

Người học vận dụng được các nội dung cơ bản của học phần vào việc sử dụng và nghiên cứu ngôn ngữ,  vận dụng được các bình diện như lịch sự, trực tiếp gián tiếp, mô hình tư duy văn hoá, quyền lực thể hiện trong giao tiếp  vv… vào giao tiếp của bản thân.

43

Chọn 1 trong 2 HP

 

a

Ngôn ngữ học tri nhận

Người học vận dụng được những kiến thức nền tảng của ngôn ngữ học tri nhận trong nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ. Có tư duy phản biện để đánh giá những vấn đề môn học đặt ra.

b

Phân tích diễn ngôn

Sinh viên vận dụng được những kiến thức cơ bản về diễn ngôn, các đường hướng nghiên cứu diễn ngôn để nghiên cứu các vấn đề về việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong tiếng Anh và nghiên cứu ngôn ngữ.

44

Thực tập tốt nghiệp

Sinh viên có cơ hội cọ xát với công việc thực tế sử dụng ngôn ngữ Anh, đặc biệt công tác biên phiên dịch; Có cái nhìn tổng quát về cách thức tổ chức hoạt động và quản lý tại một công ty, doanh nghiệp; Sinh viên có khả năng tư duy, phát huy tối đa khả năng trí tuệ của mình, ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu của công việc.

Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp, khả năng làm việc độc lập, tình thần làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

45

Khoá luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện nghiên cứu các vấn đề từ góc độ biên phiên dịch, phương pháp dạy học tiếng Anh và ngôn ngữ Anh.

46

Học phần thay thế KLTN (Chọn 2 trong 5 HP)

 

a

 Ngôn ngữ học đối chiếu

Sinh viên so sánh đối chiếu một số phạm trù trong ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt như ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc ngôn ngữ, ngôn ngữ và hành vi giao tiếp và thực hiện nghiên cứu trên cơ sở nhận biết được những tương đồng và dị biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

b

Công nghệ trong dịch thuật

Người học nắm vững được kiến thức căn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch thuật. Thực hiện được các thao tác với văn bản nói, viết như: lồng tiếng trong file audio, chèn âm thanh và hình ảnh trong file video thông qua ứng dụngc cán phần mềm. Ứng dụng các phần mềm trực tuyến và không trực tuyến như Ginger, Babylon vv… để hỗ trợ công tác dịch thuật. Biết thao tác và sử dụng thành thạo các phương tiện như dịch cabin vv…

c

Ngôn ngữ học xã hội

Sinh viên sẽ được làm quen với những khái niệm nhau: Speech Communities, Speech Acts and Speech Events. Bên cạnh đó, sinh viên nắm được nét văn hóa trong giao tiếp của một số ngôn ngữ khác nhau trong xã hội; trước tiên phải kể đến tiếng Anh chuẩn, sau đó là tiếng lóng, biệt ngữ, v.v.

d

Văn hóa doanh nghiệp

Người học nắm vững các khái niệm về văn hoá, liên văn hoá, giao tiếp liên văn hoá và vận dụng được những kiến thức này trong việc giao tiếp khi làm việc với các cá nhân đến từ các quốc gia hoặc nền văn hoá khác.

e

Phiên dịch 3

Sinh viên hoàn thiện kỹ năng dịch đuổi đồng thời có thể hiểu rõ các yếu tố cần thiết để dịch trực tiếp hiệu quả. Sinh viên cũng trang bị thêm cho mình lượng kiến thức về từ vựng, cấu trúc câu cần thiết để hiểu và dịch chính xác bài nói và giữ nhịp độ hợp lý với người nói.

4.2. Các luận giải:

a) Sự hình thành và sự cần thiết phải đưa các học phần đã xây dựng vào chương trình vì để đáp ứng chuẩn năng lực người học theo hướng ứng dụng và phát huy năng lực người học; đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp của biên phiên dịch viên và chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp ra trường.

            Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đã được đánh giá và sửa đổi, bổ sung bởi Hội đồng khoa học của Khoa, đội ngũ giảng viên và các bên liên quan để đảm bảo chất lượng dạy - học và theo định hướng ứng dụng và phát huy năng lực người học. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ giúp linh hoạt trong quản lý giáo dục và sinh viên có thể tự lựa chọn hướng chuyên môn cũng như phát huy tính tích cực trong nâng cao năng lực tư duy, tự học tập. Những kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cũng được yêu cầu rõ ràng tại mục chuẩn đầu ra trong đề cương chi tiết của từng môn học cụ thể. Như vậy, nội dung chương trình Đại học Ngôn ngữ Anh được cập nhật mới, cấu trúc hợp lí đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nêu ra của chương trình đào tạo và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

            Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đảm bảo tính rộng về mặt kiến thức gồm 46 môn và tổng số tín chỉ cần phải tích lũy là 120 tín chỉ. Cấu trúc đảm bảo đủ bề rộng vì bao gồm đầy đủ các khối kiến thức lý luận chính trị, khối kiến thức ngoại ngữ II, khối kiến thức Tin học, KHXH, môi trường, khối kiến thức nhóm ngành và cơ sở ngành.

            Bên cạnh đó, chiều sâu của chương trình còn được thể hiện qua trình tự các môn học, từ kiến thức chung đến kiến thức cơ sở và chuyên ngành nâng cao. Môn học yêu thích nhất của sinh viên năm nhất là các môn kỹ năng. Độ khó về chuyên môn của các môn học cũng tăng dần thể hiện theo sự sắp xếp các môn học theo từng học kỳ. Logic này chuyển tải qua các ràng buộc của các môn học với điều kiện tiên quyết và môn học trước được quy định trong đề cương chi tiết từng môn để đảm bảo người học có được một kiến thức nâng cao dần về chuyên môn mà không bị mất căn bản hay quá tải trong kiến thức. Ngoài ra để bổ sung các nội dung chuyên sâu, các môn tự chọn nâng cao giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận hơn với định hướng nghề nghiệp và hướng nghiên cứu chuyên sâu sau khi hoàn tất khóa học

b) Các luận giải bảo vệ cấu trúc chương trình:

             Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh được xây dựng trên nền tảng học chế tín chỉ. Vì vậy người học có thể tự đăng ký các môn học trong từng học kỳ theo năng lực bản thân. Để đảm bảo tính logic trong giảng dạy và sự phát triển tư duy người học, kế hoạch học tập trong chương trình đào tạo được xây dựng sao cho khi đăng ký một môn học, người học phải đáp ứng được một số lượng kiến thức nhất định thông qua các môn học tiên quyết và các môn học trước đó. Điều này được mô tả cụ thể trong đề cương chi tiết của từng môn học và thể hiện rõ ràng trong điều kiện ràng buộc khi đăng ký môn học trong từng học kỳ.

c) Các luận giải cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng đại học của CTĐT đã xây dựng

5. Các phụ lục

5.1. Bản CTĐT được phê duyệt (theo Quyết định số     /QĐ-ĐHHĐ ngày     /    /20...);

5.2. Bộ Đề cương chi tiết các học phần;

5.3. Hồ sơ xây dựng chuẩn đầu ra (Tổng hợp góp ý về chuẩn đầu ra, Phiếu góp ý chuẩn đầu ra của các bên liên quan: Nhà tuyển dụng, nhà khoa học, người tốt nghiệp, giảng viên, sinh viên);

5.4. Hồ sơ xây dựng CTĐT (Bản tổng hợp góp ý về CTĐT, Phiếu góp ý về CTĐT của các bên liên quan: Nhà tuyển dụng, nhà khoa học, người tốt nghiệp, giảng viên, sinh viên);

5.5. Hồ sơ tham khảo các CTĐT tiên tiến (Báo cáo tổng hợp về việc tham khảo các CTĐT tiến tiến vào xây dựng CTĐT, minh chứng CTĐT tiên tiến đã tham khảo (đường dẫn, bản copy,...))./.

Thanh Hóa, ngày    tháng    năm 20.....

 

PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                                        ĐƠN VỊ MÔ TẢ CTĐT

 

                                                                                                               KHOA NGOẠI NGỮ

 

 

 

                                                                                                                 Trịnh Thị Thơm


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing