Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Giới thiệu Trung tâm Phát triển Đào tạo và Hỗ trợ học tập
Cập nhật lúc: 09:54 AM ngày 24/12/2012
Trung tâm Phát triển Đào tạo và Hỗ trợ học tập được thành lập theo Quyết định số 727/QĐ-ĐHHĐ ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức trên cơ sở tách bộ phận phát triển đào tạo và hỗ trợ sinh viên thuộc phòng Đào tạo là đơn vị sự nghiệp, tham mưu cho Hiệu trưởng và Nhà trường trên các lĩnh vực công tác được phân công.

     Ngày 24 tháng 5 năm 2012, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức ban hành Quyết định số 723/QĐ-ĐHHĐ về việc điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm như sau:

1. Chức năng.

1. Thực hiện công tác dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực  làm cơ sở cho các phòng chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển quy mô, loại hình, ngành nghề đào tạo.

2. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các loại hình bồi dưỡng kỹ năng, hướng nghiệp cho sinh viên; triển khai tư vấn và tìm kiếm việc làm trong quá trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp.

3. Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo nghề, quản lý, tổ chức thực hiện đào tạo nghề.

2. Nhiệm vụ.

1. Điều tra và dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội để cung cấp số liệu dự báo phục vụ các phòng chức năng xây dựng kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về quy mô ngành nghề, chỉ tiêu đào tạo các ngành, bậc, hình thức đào tạo; thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo tuyển sinh và quảng bá hình ảnh về  Nhà trường.

2. Khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành, nghề mà nhà trường đào tạo, nắm bắt thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về nội dung, chương trình, hình thức và chất lượng đào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau khi tốt nghiệp.

3. Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học; giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động tuyển chọn được người làm phù hợp với yêu cầu công việc.

4. Khảo sát, thống kê về việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về việc làm của người học đã tốt nghiệp hàng năm; tham mưu cho Hiệu trưởng xúc tiến xây dựng các tổ chức cựu sinh viên.

5. Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để hoà nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp; tổ chức cho người học tham gia hội chợ về việc làm.

6. Quản lý đào tạo nghề:

6.1 Xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác tuyển sinh đào tạo:

- Phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, lập kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học; kế hoạch dạy học, thực hành, thực tập và thi học kỳ, tốt nghiệp cho các khóa đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Thường trực Hội đồng tuyển sinh các hệ đào tạo nghề của nhà trường: Triển khai kế hoạch tuyển snh (thông báo tuyển sinh, tuyên truyền tuyển sinh, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký dự thi;…); tham mưu thành lập Hội đồng tuyển sinh;

6.2. Quản lý đào tạo:

- Chuẩn bị các văn bản, các quy định về đào tạo nghề của Nhà trường;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nền nếp dạy, học; tiếp nhận ý kiến phản hồi của giảng viên, sinh viên và đơn vị đào tạo nghề, áp dụng các biện pháp quản lý;

- Phối hợp với các Khoa xây dựng thời khóa biểu, lịch ôn thi và thi hết học phần cho các lớp; thông báo khối lượng giảng dạy cho các Khoa, bộ môn;

- Quản lý công tác thi học phần: xét điều kiện dự thi, lịch thi, chấm thi, làm điểm và thông báo kết quả thi;

- Tham mưu thành lập Hội đồng thi, xét công nhận tốt nghiệp, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp và phối hợp với phòng Đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;

6.3 Quản lý sinh viên và các loại hồ sơ của hệ đào tạo nghề:

- Phối hợp với Khoa, bộ môn tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện, xét kỷ luật sinh viên, thông báo, hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách;

- Phối hợp với phòng Công tác HSSV để quản lý hồ sơ sinh viên;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo của từng lớp; kế hoạch đào tạo. hồ sơ tuyển sinh, danh sách duyệt trúng tuyển, danh sách lớp; kết quả học tập, quyết định công nhận tốt nghiệp;

7. Quản lý công tác bồi dưỡng nghề.

8. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị được nhà trường giao; tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển trường.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing

Các tin mới hơn:
  •  Phân công nhiệm vụ

  • Các tin cũ hơn:
  •  Cơ cấu tổ chức