Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Bộ môn Xã hội học
Cập nhật lúc: 01:08 PM ngày 31/07/2017

 

BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC (CÔNG TÁC XÃ HỘI)

Th.S. Nguyễn Thị Lý - Phó Trưởng Bộ môn (phụ trách)

 

Bộ môn Xã hội học (Công tác xã hội), trường Đại học Hồng Đức được thành lập vào năm 2009, được giao nhiệm vụ quản lí chuyên môn ngành Xã hội học (Công tác xã hội). Bộ môn Xã hội học (Công tác xã hội) có một đội ngũ giảng viên với tuổi đời còn rất trẻ, năng động, giàu tâm huyết, luôn không ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ để đóng góp tích cực vào sự phát triển của khoa và nhà trường trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động cộng đồng.

Đội ngũ cán bộ giảng viên của bộ môn hiện nay có 10 người, trong đó có 4 cán bộ giảng viên hiện là nghiên cứu sinh, 6 cán bộ giảng viên đang chuẩn bị làm nghiên cứu sinh. Trong thời gian gần, đội ngũ cán bộ giảng viên của bộ môn sẽ phát triển mạnh mẽ về chất lượng.

Lực lượng của Bộ môn Xã hội học (Công tác xã hội) hiện nay:

STT

Họ và tên giảng viên

Học hàm, học vị/

Nước công nhận

Chuyên ngành

Chức vụ

1

Nguyễn Thị Lý

Th.S (NCS)/Việt Nam

Xã hội học

P.Trưởng Bộ môn (Phụ trách)

2

Lê  Thị Thanh Thủy

Thạc sĩ (NCS)/

Anh Quốc

Công tác xã hội

P.Trưởng Bộ môn

3

Quách Công Năm

Thạc sĩ (NCS)/Trung Quốc

Xã hội học

Giảng viên

4

Lê Thị Hợi

Thạc sĩ/Việt Nam

Xã hội học

Giảng viên

5

Nguyễn Thị Duyên

Thạc sĩ (NCS)/

Việt Nam

Xã hội học

Giảng viên

6

Hoàng Thị Phương

Thạc sĩ/Việt Nam

Xã hội học

Giảng viên

7

Đoàn Thị Như Quỳnh

Thạc sĩ/ Việt Nam

Xã hội học

Giảng viên

8

Lê Văn Tôn

Thạc sĩ/Việt Nam

Công tác xã hội

Giảng viên

9

Phan Như Đại

Thạc sĩ/ Việt Nam

Công tác xã hội

Giảng viên

10

Đoàn Thị Hà

Thạc sĩ/ Việt Nam

Công tác xã hội

Giảng viên

 

Trong sinh hoạt chuyên môn, bộ môn được chia làm hai nhóm: nhóm Xã hội học gồm 6 giảng viên, nhóm Công tác xã hội gồm 4 giảng viên để thuận tiện cho việc giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn - học thuật, hội thảo và nghiên cứu khoa học. Về mặt tổ chức, cả hai nhóm đều đặt trong sự quản lí và điều hành chung của bộ môn.

Bộ môn Xã hội học (Công tác xã hội) được nhà trường giao nhiệm vụ quản lí và đào tạo ngành Xã hội học định hướng nghề Công tác xã hội bao gồm hệ đại học (chính quy và vừa học vừa làm), hệ cao đẳng nghề và giảng dạy các học phần thuộc ngành xã hội học cho các khối ngành như: Việt Nam học, Địa lí, Ngữ văn, Lịch sử, Tâm lí, Kinh tế, Nông lâm…

Tính đến thời điểm hiện nay, ngành Xã hội học định hướng Công tác xã hội đã đào tạo được 7 khóa sinh viên ra trường. Gần 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Khu vực làm việc chủ yếu của sinh viên là: cán bộ công chức cấp xã, phường, huyện, cán bộ các trung tâm bảo trợ xã hội, công tác xã hội, cán bộ các đoàn thể tại địa phương, các tổ chức phi chính phủ… đặc biệt xu hướng làm việc tại các tổ chức phi chính phủ của sinh viên năm thứ 4 hiện đang chuẩn bị tốt nghiệp hiện nay khá rõ rệt, nhiều cơ hội đến với sinh viên ngay trong thời điểm các em thực tập tốt nghiệp. Điều này đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ giảng viên trong việc hỗ trợ sinh viên không chỉ kiến thức mà còn kĩ năng và tình yêu nghề nghiệp.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, các giảng viên trong bộ môn còn tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn thể: Lê Thị Hợi (Phó chủ tịch công đoàn khoa), Lê Văn Tôn (Bí thư chi đoàn cán bộ), Lê Thị Thanh Thủy (Ban chấp hành Liên chi đoàn)…, tổ chức các hoạt động từ thiện, bồi dưỡng kĩ năng CTXH cho cán bộ cấp xã, phường thông qua các dự án, tích cực tham gia có các bài báo tại các tạp chí có uy tín và các hội thảo quốc gia, quốc tế (Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Duyên)

Không những vậy, các giảng viên trong bộ môn cũng tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị và khoa học được UBND tỉnh giao. 3 năm liên tục (2014, 2015, 2016) bộ môn phối hợp cùng với Sở Nội vụ Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc đề án đánh giá sự hài lòng của người dân với các dịch vụ công. Năm 2017, bộ môn tiếp tục được UBND tỉnh, Sở Nội vụ Thanh Hóa tin cậy giao thực hiện tiếp đề án này. 

Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng những kết quả đạt được của bộ môn đã khẳng định tiềm năng phát triển và vai trò quan trọng của bộ môn trong sự lớn mạnh của khoa và nhà trường. Định hướng chiến lược của bộ môn trong tương lai là sẽ trở thành cơ sở đào tạo đứng đầu về Xã hội học, Công tác xã hội tại tỉnh Thanh Hóa.

 

 

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing

Các tin mới hơn:
  •  915
  •  914
  •  913
  •  911
  •  Nguyễn Thị Lý
  • 1 2 3