Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Hội thảo BM kinh tế: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Cập nhật lúc: 05:00 PM ngày 17/01/2013
Trao đổi, bàn luận giữa lý thuyết và thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu nói chung và một số lĩnh vực nói riêng

 

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Kinh tế - QTKD

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỘI THẢO BỘ MÔN THÁNG 2 – NĂM HỌC 2011 - 2012

“Xuất nhập khẩu Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

* Thời gian, địa điểm: 14 giờ, ngày 07 tháng 02 năm 2012 tại phòng 304A3 CS I bộ môn Kinh tế tổ chức hội thảo về chủ đề "Xuất nhập khẩu Việt Nam – Thực trạng và giải pháp".

1. Mục đích

      Trao đổi, bàn luận giữa lý thuyết và thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu nói chung và một số lĩnh vực nói riêng. Đặc biệt, phân tích, đánh giá cụ thể từng khía cạnh, từng thành tựu và hạn chế của xuất nhập khẩu. Từ sự phân tích đó rút ra những kết luận, đề xuất ý kiến đối với các tổ chức có trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc xuất nhập khẩu.

2. Nội dung

     - Các GV báo cáo tham luận, thảo luận các vấn đề được nêu trong hội thảo.

     - Danh sách báo cáo viên hội thảo và nội dung các tham luận như sau:

TT

TÊN TÁC GIẢ

TÊN BÀI HỘI THẢO

NỘI DUNG

1

Th.S Nguyễn Thị Oanh

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam sau gia nhập WTO

Sau khi gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có bước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bài viết này tập trung làm rõ thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để thấy được những cơ hội và thách thức đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương trong thời gian tới như sau: Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ của WTO; Hai là, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; Ba là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu; Năm là, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu

2

CN. Đinh Thị Thu Thủy

Một số giải pháp để kiềm chế nhập siêu và tìm ra hướng đi cho hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, nhập siêu là một hiện tượng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhìn lại quá trình nhập siêu của Việt Nam trong thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế đã phác họa là tình trạng nhập siêu ngày càng diễn ra phức tạp, điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho chính phủ trong việc vận hành con tầu kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Bài viết này đề cập tới thực trạng xuất khẩu và nhập siêu; thông qua việc nhận định, đánh giá những  nguyên nhân, tồn tại dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp cần phải thực thi để kiểm soát nhập siêu góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam như sau: Một là, tái cấu trúc thị trường xuất nhập khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần các sản phẩm của các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao; Ba là, từng bước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và xem đó là như là một giải pháp cốt lõi nhất để giảm nhập siêu; Bốn là, thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ như du lịch, vận tải theo hướng chuyên môn hóa; Năm là, để kiểm soát nhập siêu có thể tiến hành tăng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hoặc các quy định nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, đồng thời kêu gọi mọi người dân, mọi doanh nghiệp đề cao tinh thần dân tộc trong việc sử dụng sản phẩm nội địa, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các hàng hóa trong nước; Sáu là, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; Cuối cùng, quan trọng nhất là tập trung khai thác thị trường trong nước.

3

Th.S Phạm Thị Ngọc

Tác động của các cuộc khủng hoảng thế giới đến xuất khẩu của Việt Nam và những giải pháp thương mại chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu sau khủng hoảng

Hai cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ và cuối năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản tháng 3/ 2011 đã  gây ra những biến động không tốt  tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam, trong đó Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ những phân tích tác động từ hai cuộc khủng hoảng trên tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng: Một là, tiếp tục triển khai các giải pháp của chính phủ, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, điều chỉnh linh hoạt chính sách thuế; Hai là, giữ vững thị trường trong nước, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường tiềm năng; Ba là, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên cơ sở nâng cao chất lượng, giảm chi phí giá thành; Bốn là, tăng cường công tác dự báo thông tin thị trường, mặt hàng, các điều kiện thương mại; Năm là, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong hoạt động xuất khẩu để thu hút đầu tư và khuyến khích xuất khẩu; Sáu là, cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến.

4

Nguyễn Thị Hồng Điệp

Thuận lợi và khó khăn đối với xuất nhập khẩu Việt Nam 2011, hướng khắc phục cho năm 2012

bài viết này, đề cập về thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2011, phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn đối với xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu: Một là, phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phương triển khai các biện pháp về đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu; Hai là, tận dụng các lợi thế từ các Hiệp định thương mại song phương, nhất là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và các nước trong khu vực tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận thuận lợi các thị trường rộng lớn này; Ba là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; Bốn là, phát triển công nghiệp với giá trị gia tăng cao và công nghiệp hỗ trợ là khâu trung tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Năm là, đảm bảo ổn định nhập khẩu có kiểm soát các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

5

Th.S Đỗ Thị Mẫn

Một số giải pháp chống nhập siêu từ Trung Quốc

Bài viết tác giả đưa ra thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, phân tích nguyên nhân và những tác động của tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế theo hướng từ “lượng” sang “chất”, kể cả tốc độ và cơ cấu xuất nhập khẩu; Thứ hai, tăng cường kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ và hàng tiêu dung trong nước có thể sản xuất được; Ba là, tăng cường hỗ trợ sản xuất, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của hàng Việt Nam phục vụ cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

6

CN. Nguyễn Thị Mai

Một số giải pháp cơ bản để phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu

Bài viết tác giả đưa ra phân tích các lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu, vai trò của xuất nhập khẩu gạo đối với Việt Nam, thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Namtrong thời gian qua từ đó đưa ra các giải pháp sau: Một là, đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa gạo; Hai là, chính sách thu gom lúa gạo hợp lý; Ba là, tăng cường công tác Maketing quảng báo mở rộng thị trường; Bốn là, chính phủ cần có nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lúa gạo.

 

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing