Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Cập nhật lúc: 01:42 PM ngày 14/03/2017

                              CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

(Ban hành theo Quyết định số         /QĐ-ĐHHĐ, ngày      /12/2015

của Hiệu trưởng Tr­ường Đại học Hồng Đức)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo

+ Tiếng việt: Quản trị kinh doanh

+ Tiếng anh: Business Administration

- Mã số chuyên ngành đào tạo:    60.34.01.02

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng việt: Kinh doanh và quản lý

+ Tiếng anh: Business & Management

- Trình độ đào tạo:              Thạc sĩ       Thời gian đào tạo: 02 năm (24 tháng)

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng việt: Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh

+ Tiếng anh: Master of Business Administration

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo học viên có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh: có năng lực chuyên môn sâu về quản trị kinh doanh; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; độc lập nghiên cứu và giảng dạy ở các trường kinh tế, có khả năng làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường làm việc và có trách nhiệm cao đối với xã hội; có khả năng học tập nâng cao lên trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Về Kiến thức:

Học viên trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh có kiến thức hiện đại và nâng cao trong các lĩnh vực lý thuyết, thực tiễn về kinh tế, thị trường và quản trị kinh doanh.

1.2.2 Về năng lực

Kết thúc khóa đào tạo người học có năng lực về:

            - Phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về kinh doanh và quản lý kinh doanh, đặc biệt là những vấn đề về quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao và toàn cầu hóa.

            - Nhận dạng cơ hội kinh doanh, huy động và tổ chức nguồn lực để thực hiện thành công các cơ hội và giải quyết kịp thời các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hữu hạn của tổ chức.

            - Tổ chức, xây dựng mô hình sản xuất và kinh doanh phù hợp với các đặc điểm kinh tế, xã hội và chiến lược kinh doanh.

            - Làm chủ các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập và kỹ năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của nhà quản trị chuyên nghiệp.

1.2.3 Về thái độ

     Học viên có đạo đức kinh doanh, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về đầu tư, kinh doanh và sản xuất. Có tinh thần cộng đồng cao, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ đối với những hoàn cảnh khó khăn của xã hội.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

            Môn thi tuyển sinh theo qui định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Hồng Đức:

                   + Môn chủ chốt:    Quản trị học   

                   + Môn không chủ chốtKinh tế học

                  + Môn Ngoại ngữ:  Tiếng Anh

3.2. Đối tượng tuyển sinh

- Có bằng tốt nghiệp đại học (chính quy hoặc không chính quy) đúng ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành đăng ký dự thi sau khi đã bổ sung kiến thức có trình độ tương đương.

- Tốt nghiệp đại học các ngành khác phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

3.3. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và chương trình bổ sung kiến thức

3.3.1. Học viên không phải học chuyển đổi trong trường hợp: tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh và QTKD tổng hợp trong vòng 10 năm trở lại.

3.3.2. Học viên phải học chuyển đổi gồm:

+ Nhóm 1:  Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp quá 10 năm (120 tháng) kể từ ngày ghi trên bằng đại học đến ngày đăng ký dự thi tuyển sinh. Quản trị kinh doanh có chuyên ngành khác; Quản. trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống,  Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, học bổ sung kiến thức 03 môn (6 tín chỉ):

- Quản trị nhân lực                                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị chiến lược                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị sản xuất                                         (2 tín chỉ)

+ Nhóm 2: Tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính- Nhân hàng; Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Kinh tế học, Kinh tế, Kinh tế quốc tế. Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác và đã học bổ sung kiến thức 05 môn (10 tín chỉ):

- Quản trị tài chính doanh nghiệp                 (2 tín chỉ)

            - Quản trị nhân lực                                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị chiến lược                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị sản xuất                                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị Marketing                                     (2 tín chỉ)

+ Nhóm 3: Tốt nghiệp Đại học các ngành thuộc lĩnh vực khác được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức 12 học phần sau và có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm thực tế.

- Quản trị Doanh nghiệp                                (2 tín chỉ)

            - Quản trị tài chính doanh nghiệp                 (2 tín chỉ)

            - Quản trị nhân lực                                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị chiến lược                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị sản xuất                                         (2 tín chỉ)

            - Quản trị Marketing                                     (2 tín chỉ)

            - Kinh tế vi mô                                               (2 tín chỉ)

            - Kinh tế vĩ mô                                               (2 tín chỉ)

            - Nguyên lý kế toán                                       (2 tín chỉ)

            - Phân tích hoạt động kinh doanh                 (2 tín chỉ)

            - Quản trị học                                     (2 tín chỉ)

            - Kinh tế lượng                                              (2 tín chỉ)

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

            Người học được trang bị, cập nhật và nâng cao các kiến thức cơ bản, hiện đại của chuyên ngành và liên ngành làm nền tảng vững chắc cho việc vận dụng tiếp nhận và kiến tạo tốt kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 

1.2. Kiến thức nhóm chuyên ngành

            Người học có được một phổ kiến thức rộng, nhằm giải quyết các vấn đề về hoạch định chính sách, định hướng chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế ở các cấp độ khác nhau.   

1.3. Kiến thức chuyên ngành

            Học viên được trang bị, cập nhật những kiến thức hiện đại, nâng cao, chuyên sâu về Quản trị kinh doanh trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở bậc đại học.

            Học viên tham gia chương trình sẽ được trang bị những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của công tác quản lý chung cũng như cụ thể, nắm bắt được nguyên lý quản lý kinh tế của đơn vị trong môi trường mở và toàn cầu hóa kinh tế.

1.4. Yêu cầu đối với luận văn

            Căn cứ điều 26 của Quyết định 1510/QĐ- ĐHHĐ ngày 29/08/2014, luận văn Thạc sỹ QTKD cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

            - Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới trong lĩnh vực quản trị kinh doanh vào thực tế.

            -  Luận văn phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hóa, đạo đức và phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam.

            - Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.

            - Sau khi chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận văn phải được đăng trên website: www.hdu.edu.vn 

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

            - Phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về kinh doanh và quản lý, đặc biệt là những vấn đề về quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao và toàn cầu hóa.

            - Nhận dạng cơ hội kinh doanh, huy động và tổ chức nguồn lực để thực hiện thành công các cơ hội đó.

            - Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với các đặc điểm kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh.

            - Nhận dạng và giải quyết kịp thời các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hữu hạn của tổ chức.

2.2 Kỹ năng mềm

            - Làm chủ các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập và kỹ năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của nhà quản trị chuyên nghiệp.

3. Về năng lực

3.1. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các cán bộ được đào tạo có đầy đủ các tri thức về chuyên ngành QTKD, có năng lực giải quyết những tình huống thực tiễn trong công tác kinh doanh, có khả năng nghiên cứu dự báo, đề ra các giải pháp tổ chức, kinh doanh có tính khả thi. Thạc sĩ QTKD có thể tiếp tục học tập nâng cao đạt những học vị cao hơn trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý.

3.2. Yêu cầu kết quả thực hiện công việc

Sau khi tốt nghiệp người học vận dụng thành thạo những kiến thức đã học vào công việc của mình. Phát hiện, nghiên cứu những phát sinh thực tiễn để giải quyết những vướng mắc nẩy sinh trong thực tiễn kinh doanh, quản lý.

Tuân thủ các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh vì lợi ích của cộng đồng và doanh nghiệp.

3.       Về phẩm chất đạo đức

3.1.           Phẩm chất đạo đức cá nhân

Có đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, có tinh thần tìm tòi và khám phá, chấp nhận khó khăn và áp lực để thực hiện các nghiên cứu khoa học và phát hiện những vấn đề thực tiễn về kinh doanh nhằm phục vụ cộng đồng.

4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Luôn xem trọng và đưa đạo đức nghề nghiệp lên trên hết, từ đó chủ động trong công việc. Người học sau khi hoàn thành khóa học có một phẩm chất của nhà quản trị chuyên nghiệp, tôn trọng chữ tín và có tinh thần trách nhiệm cao.

4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

Học viên nâng cao được ý thức trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc trong một tổ chức.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                   60 tín chỉ

          + Kiến thức chung:                                12 tín chỉ)

            + Kiến thức cơ sở:                                14 (tín chỉ)

            + Kiến thức chuyên ngành:                   19 (tín chỉ)                                               

            + Luận văn tốt nghiệp:                          15 (tín chỉ)

2. Khung chương trình

 


STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Loại giờ tín chỉ

Học kì

Bộ môn

quản lý HP

Lý thuyết

Bài tập,

thảo luận

Thực hành

Tự học

I

Phần kiến thức chung

12

 

 

 

 

 

 

1

HĐTH

Triết học

4

36

48

-

180

1

Nguyên lý

2

HĐTA

Tiếng Anh

6

54

72

-

270

1,2

Ngoại ngữ chuyên

3

QTPP

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

18

24

-

90

1

BM. QTKD

II

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Kiến thức cơ sở

14

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Các học phần bắt buộc

6

 

 

 

 

 

 

4

QTKN

Kỹ năng quản trị

2

18

24

-

90

1

BM. QTKD

5

QTKT

Kinh tế học quản lý

2

18

24

-

90

1

BM Kinh tế

6

QTTC

Tổ chức lãnh thổ kinh tế

2

18

24

-

90

1

BM địa lý kinh tế-xã hội

2.1.2

Các học phần lựa chọn: Chọn 4/6 HP sau

8

 

 

 

 

 

 

7-10

 

QTCC

Quản trị chuỗi cung ứng

2

18

24

-

90

2

BM. QTKD

QTKN

Kế toán quản trị nâng cao

2

18

24

-

90

2

BM. KT-KT

QTQL

Quản lý nhà nước về kinh tế

2

18

24

-

90

2

BM Kinh tế

QTTT

Thị trường và các định chế tài chính

2

18

24

-

90

2

BM TC-TK

QTTD

Thuế trong kinh doanh

2

18

24

-

90

2

BM TC-TK

QTTĐ

Quản trị sự thay đổi

2

18

24

-

90

2

BM. QTKD

2.2.

Kiến thức chuyên ngành

19

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Các học phần bắt buộc

9

 

 

 

 

 

 

11

QTMN

Quản trị Marketing nâng cao

2

18

24

-

90

2

BM. QTKD

12

QTTH

Quản trị tài chính DN hiện đại

3

27

36

 

135

3

BM TC-TK

13

QTCL

Quản trị chiến lược nâng cao

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

14

QTNL

Quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa

2

18

24

-

90

2

BM. QTKD

2.2.2.

Các học phần lựa chọn: Chọn 5/7 HP sau

10

 

 

 

 

 

 

15-19

QTDA

Quản trị dự án

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

QTLĐ

Lãnh đạo và quản lý

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

QTQĐ

Ra quyết định quản trị

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

QTQH

Quan hệ công chúng

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

QTHV

Hành vi tổ chức

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

QTTN

Quản trị tác nghiệp

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

QTCT

Quản trị công ty

2

18

24

-

90

3

BM. QTKD

20

Luận văn tốt nghiệp

15

 

 

 

 

4

 

 

 

Tổng

60

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mô tả tóm tắt các học phần

3.1. TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (PHYLOSOPHY OF MAXISM)             4TC (36; 48; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

Môn Triết học nhằm kế thừa những kiến thức đã có trong chương trình đào tạo Triết học và Lịch sử triết học ở bậc Đại học, từ đó phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học- công nghệ, với những vấn đề của thời đại và đất nước đặt ra. Môn học còn nâng cao năng lực cho học viên và nghiên cứu sinh trong việc nghiên cứu vận dụng những nguyên lý của Triết học vào học tập những môn học chuyên ngành.

3.2. NGOẠI NGỮ (ENGLISH)                                                                           6TC (54; 72; 0)

3.2.1. NGOẠI NGỮ 1 (ENGLISH 1)

Điều kiện tiên quyết: không

Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về ngữ pháp: các thì hiện tại thường, hiện tại tiếp diễn, quá khứ thường, quá khứ tiếp diễn, tương lai thường, tương lai gần, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành; cách so sánh tính từ hơn kém, cấp cao nhất mọi âm tiết, cách so sánh từ hơn kém, cấp cao nhất nhiều âm tiết, so sánh bằng; câu bị động, câu điều kiện; lời nói gián tiếp. Ngoài ra, học phần còn cung cấp các tình huống và bài viết dưới nhiều chủ đề để rèn luyện bốn kĩ năng cơ bản:  nghe, nói, đọc, viết.

3.2.2. NGOẠI NGỮ 2 (ENGLISH 2)

Điều kiện tiên quyết: 9.2.1

Các bài học đưa ra các hiện tượng ngữ pháp mới, các mẫu câu cơ bản và nâng cao thông qua các phần rèn luyện bốn kĩ năng cơ bản của lời nói: nói, nghe, đọc, viết dưới nhiều chủ đề da dạng phong phú về môi trường, công nghệ, du lịch, thương mại, lịch sử, pháp luật, phong tục…

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (SCIENCE RESEARCH METHODS)

                                                                                                                                 2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

             Nội dung của học phần bao gồm  trình bầy lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học để các học viên cao học có được kiến thức và kỹ năng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học (dành cho cấp học tương ứng) và thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ. Ngoài việc giới thiệu cho người học những kiến thức chung về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, học phần trình bầy các phương pháp tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong lĩnh vực QTKD. Cuối cùng, học phần giới thiệu những khuôn mẫu chung và những quy định hiện hành ở Việt Nam về trình bầy Báo cáo khoa học của đề tài nghiên cứu khoa học và Luận văn thạc sỹ. Ở mỗi chương đều có phần thực hành rèn luyện các kỹ năng thông qua việc sử dụng các kiến thức của chương để thực hiện một số công việc có liên quan đến viết luận văn thạc sỹ

3.4. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ (MANAGEMENT SKILLS)                       2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

            Học phần giúp người học các kỹ năng cần thiết để giúp nhà quản trị ở các cấp điều hành doanh nghiệp có hiệu quả, đồng thời nhằm giúp các nhà quản trị vượt qua những trở ngại thường gặp nhất của đa số nhà quản trị mới vào nghề là sự thiếu hụt những kỹ năng và tài năng quản trị.

3.5. KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ (MANAGERIAL ECONOMIC)               2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

Kinh tế quản lý là môn kinh tế vi mô ứng dụng trong thực tiễn quản lý, vận dụng lý thuyết kinh tế vào phân tích và đưa ra những quyết định kinh doanh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Kinh tế quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác như marketing, tài chính, khoa học quản lý, chiến lược kinh doanh và kế toán quản lý. Môn học cung cấp các nền tảng cho thấy các nguyên lý kinh tế vi mô như phân tích cung cầu thị trường, dự báo cầu, phân tích cơ cấu thị trường, phân tích rủi ro và các quyết định đầu tư được vận dụng như thế nào để đưa ra những quyết định thích hợp về sản xuất và giá cả trong những môi trường cạnh tranh khác nhau. Môn học có sử dụng những kỹ thuật định lượng (tối ưu hóa, kinh tế lượng) trong phân tích kinh tế.

3.6. TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ (TERRITORIAL ORGANIZATION ECONOMIC)

      2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần này giúp người học có được cơ sở lý thuyết, nguyên tắc, phương pháp và quy trình tổ chức lãnh thổ kinh tế tổng hợp và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Học phần cũng giúp người học có năng lực chỉ đạo và xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế cấp tỉnh, huyện và các ngành kinh tế.

3.7. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN ​​MANAGEMENT)    

             2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp người học có những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng và những kỹ năng cần thiết để ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các khái niệm quản trị chuỗi cung ứng, các quy trình chuỗi cung ứng (Hoạch định và thu mua; Sản xuất và phân phối), ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng, hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng và xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng.

3.8. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO (ADVANCED MANAGERIAL ACCOUNTING )

       2TC (18; 24; 90)

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp người học các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kế toán quản trị như các phương pháp kế toán quản trị chi phí từ truyền thống đến hiện đại, kế toán quản trị cho việc ra các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn và đầu tư trong dài hạn.

3.9. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (STATE MANAGEMENT IN  ECONOMIC)

2TC (18;24;0)

Điều kiện tiên quyết: không

Là học phần thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành, cung cấp những nguyên lý khoa học của quản lý nhà nước về kinh tế. Trong đó đi sâu nghiên cứu những nội dung, phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nhà nước, một số ngành và lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Là học phần chưa được nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên sâu ở trình độ đào tạo đại học. Học phần có tính gắn kết chặt chẽ với các học phần cơ sở ngành khác, làm cơ sở cho việc tiếp cận những học phần chuyên ngành thuộc các chuyên ngành cao học khối kinh tế.

3.10. THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (MARKETS AND FINANCIAL INSTITUTIONS)                                                                                                     2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

   Học phần giúp người học có những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính, các công cụ của thị trường tài chính, trên cơ sở đó đi sâu phân tích bản chất của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; các phương thức phát hành và giao dịch chứng khoán; các phương thức phân tích chứng khoán cơ bản; các định chế tài chính ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng.

3.11. THUẾ TRONG KINH DOANH (TAX IN BUSINESS)                    2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

 Học phần giúp cho học viên những kiến thức cơ bản về thuế, trên cơ sở những lý luận chung về thuế, học phần đi sâu nghiên cứu nội dung của một số sắc thuế chủ yếu hiện hành ở Việt Nam bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cuối cùng học phần giới thiệu nhũng nội dung cơ bản về thuế quốc tế.

3.12. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI (CHANGE MANAGEMENT)               2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp người học có các kiến thức liên quan đến tổng quan về sự thay đổi, phương pháp và mô hình quản trị sự thay đổi, quản trị sự thay đối cá nhân, quản trị sự thay đổi của tổ chức, tạo động lực để thay đổi.

3.13. QUẢN TRỊ MARKETING NÂNG CAO (ADVANCED MARKETING MANAGEMENT)                                                                                                          2TC (18; 24; 0)                                                                                                                                                                     

Điều kiện tiên quyết: không

     Học phần giúp người học những kiến thức cơ bản về hoạch định chiến lược Marketing trong doanh nghiệp; Quản lý nhãn hiệu; Quản lý quan hệ khách hàng; Quản trị Marketing quốc tế; Quản trị phát triển sản phẩm mới; Những vấn đề về hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên đề được lựa chọn trên cơ sở sự cần thiết và tính phức tạp trong việc thực hiện các nghiệp vụ Marketing ở các doanh nghiệp Việt Nam.

3.14. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI (MODERN CORPORATE FINANCE MANAGEMENT)                                                                       3TC (27; 36; 0)    Điều kiện tiên quyết: không

    Đây là môn học mang tính phân tích liên quan đến các hoạt động tài chính doanh nghiệp và nghiên cứu các lý thuyết tài chính, thực tế và quản lý tài chính trong môi trường hoạt động của các doanh nghiệp. Các phương pháp đánh giá cơ hội đầu tư và hoạt động tài chính cũng sẽ được thảo luận. Các cách thức liên quan đến chính sách tài chính của các công ty như các chính sách huy động vốn, quản trị vốn lưu động, phân tích tài chính doanh nghiệp.

3.15. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO ( STRATEGIC MANAGEMENT ADVANCED)                                                                                                           2TC (18; 24; 0)

          Điều kiện tiên quyết: không

Trên cơ sở các kiến thức khung cơ bản về Quản trị chiến lược đã được trang bị trong chương trình đào tạo cử nhân, Học phần Quản trị chiến lược nâng cao đi sâu vào những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị chiến lược như: xác định lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, các giá trị cốt lõi và tầm nhìn của doanh nghiệp; hình thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp để thực hiện sứ mệnh trong chu kỳ chiến lược.; đánh giá thế và lực của doanh nghiệp trong chu kỳ chiến lược; phát hiện thời cơ chiến lược của doanh nghiệp; thực thi chiến lược hướng đích thông qua chuỗi các biện pháp: thay đổi tổ chức; thiết lập hệ thống khuyến khích và trợ lực; phát triển văn hóa mạnh; nhận thức và phản ứng với những thay đổi và sai lệch chiến lược.

3.16. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ

(HUMAN RESOURCE MANAGEMENT IN GLOBALIZATION CONTEXT)  2TC (18; 24; 0)                                                            

Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp người học có những kiến thức chuyên sâu như: các trường phái quản trị nguồn nhân lực và hoàn cảnh ra đời, tiếp cận hiện đại về quản trị nguồn nhân lực; hoạt động tìm kiếm và tuyển chọn nhân sự của các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh về nhân lực ngày càng tăng và mở rộng phạm vi toàn cầu; công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực theo tiếp cận đa trí tuệ, dụng nhân như dụng mộc; tạo dựng mô hình doanh nghiệp học tập thông qua đào tạo và phát triển nhân sự nội bộ; chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động thông qua đãi ngộ nhân sự. Duy trì quan hệ lao động theo các thông lệ trong nước và quốc tế.

3.17. QUẢN TRỊ DỰ ÁN (MANAGEMENT PROJECT)                              2TC (18; 24; 0)

                 Điều kiện tiên quyết: không

     Nội dung của học phần bao gồm các kiến thức về quản trị và phân tích dự án đầu tư, cụ thể: khái quát về dự án đầu tư và quá trình quản trị dự án đầu tư; Kỹ thuật lập và thẩm định dự án đầu tư; Phân tích dự án đầu tư trên các khía cạnh: thị trường và sản phẩm, kỹ thuật và công nghệ, tài chính, kinh tế - xã hội và môi trường; Quản trị thời gian, quản trị rủi ro, quản trị chi phí, quản trị chất lượng và quản trị nhân lực dự án đầu tư.

3.18.LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ (LEADING AND MANAGEMENT)     2TC (18; 24; 0)

Điều kiện tiên quyết: không

Môn học tập trung vào việc giới thiệu các nội dung của hoạt động lãnh đạo trong tổ chức. Môn học có kết cấu thành 2 phần như sau:

       Phần I: Tổng quan chung về công tác lãnh đạo trong tổ chức, vai trò và chức năng của nhà quản trị. Những phong cách lãnh đạo mà mỗi học viên có thể lựa chọn. Năng lực lãnh đạo cần thiết và những thách thức đối với công tác lãnh đạo trong thế kỷ 21.

Phần II: Các kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo trong tổ chức như: đàm phán, thuyết phục, động viên, huấn luyện nhân viên, giao việc, ủy quyền. Đây là những kỹ năng cơ bản giúp nhà lãnh đạo gây được cảm hứng cho nhân viên làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung.

3.19. RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (MANAGERIAL DECISION MAKING)

2TC (18; 24; 0)

                   Điều kiện tiên quyết: không

         Môn học giúp các nhà ra quyết định chọn lựa các phương án dựa trên các tiêu chuẩn định lượng; trang bị các kiến thức cơ bản về lập mô hình và ra quyết định từ các mô hình này, về việc sử dụng các kỹ thuật cụ thể cho các áp dụng thực tế trong quản lý sản xuất & dịch vụ cũng như các lĩnh vực khác. Môn học hướng dẫn cho học viên cách thức đưa ra quyết định trong bối cảnh thông tin không chắc chắn hoặc khi cần quyết định trong sự hạn chế về thời gian. Nó cho học viên thấy sự tương phản của việc nhiều nhà quản trị thường ra sao và họ nên ra quyết định như thế nào? Việc sử dụng nhiều ví dụ thực tế và các bài tập tình huống trong quá trình giảng dạy cũng sẽ rèn luyện kỹ năng ra quyết định của các học viên.

3.20. QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PUBLIC RELATION)                           2TC (18; 24; 0)

                  Điều kiện tiên quyết: không

Học phần tập trung vào việc giới thiệu các khái niệm cơ bản về PR, nhận diện các vấn đề của PR, lập kế hoạch PR, giao tiếp trong PR và đánh giá công tác PR.

3.21. HÀNH VI TỔ CHỨC (ORGANIZATIONAL BEHAVIOR)               2TC (18; 24; 0)

         Điều kiện tiên quyết: không

Học phần giúp người học các kiến thức liên quan đến cơ sở hành vi cá nhân; giá trị, thái độ cá nhân; các học thuyết tạo động lực các nhân; cơ sở hành vi nhóm; truyền thông và giao tiếp trong nhóm; lãnh đạo nhóm và tổ chức;  văn hóa tổ chức.

3.22. QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP (OPERATION MANAGEMENT)       2TC (18; 24; 0)

                      Điều kiện tiên quyết: không

         Môn học tiếp cận theo góc độ chuỗi giá trị toàn cầu đối với hoạt động sản xuất và tác nghiệp. Với cách tiếp cận đó, học phần chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề: Dự báo nhu cầu, Thiết kế hệ thống sản xuất & dịch vụ, xác định công suất sản xuất, định vị doanh nghiệp, bố trí sản xuất trong doanh nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu, quản hàng dự trữ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm rõ những nội dung trên đối với học viên cao học, các kiến thức chuyên sâu, thực tế sẽ được trình bày thông qua các tình huống thực tế có liên quan. Ngoài ra, các bài tập thực hành và bài tập nhóm sẽ giúp học viên tiếp cận  tốt hơn môn học.

3.23. QUẢN TRỊ CÔNG TY (CORPORATE GOVERNANCE)                     2TC (18; 24; 0)

                       Điều kiện tiên quyết: không

Môn học tập trung vào phân tích các nội dung của quản trị công ty trong môi trường đại chúng hoá công ty, cụ thể:

-         Phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến quản trị doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp (2005), các chuẩn mực quản trị công ty của OECD.

-         Minh định vai trò của Hội đồng quản trị công ty và mối quan hệ của Hội đồng quản trị với ban giám đốc điều hành, ban kiểm soát và cổ đông của công ty.

-         Cụ thể hoá các hoạt động quản trị công ty như kiểm soát nội bộ, định hướng chiến lược, quản trị rủi ro cũng như phát triển một nền nếp văn hoá công ty lành mạnh và các giá trị đạo đức quản trị mang tính phổ quát.

-         Đề xuất một số tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị công ty.

3.24. LUẬN VĂN THẠC SĨ (THESIS OF MASTER)                                            15 TC

        Luận văn 15 tín chỉ, thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp là 6 tháng, sau khi kết thúc các học phần chung, học phần của khối kiến thức cơ sở, học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc.

          Học viên đăng ký nguyện vọng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận văn, khoa đào tạo phối hợp với phòng đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định phân công người hướng dẫn.

            Nội dung, yêu cầu, quy trình làm luận văn và bảo vệ luận văn thực hiện theo quy định tại Điều 25 và 26 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Hồng Đức ban hành kèm theo quyết định số 1510 /QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; Quy cách trình bày luận văn thực hiện theo quyết định số 512 /QĐ-ĐHHĐ ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức về Quy định về thủ tục đăng ký làm luận văn, bảo vệ luận văn thạc sĩ.

            Yêu cầu cụ thể về luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp:

- Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

- Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực quản tị kinh doanh, phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài.

4. Kiểm tra đánh giá

Trích Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 1510 ngày 29/8/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:

1. Việc đánh giá học phần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Khách quan, chính xác, công bằng, phân loại được trình độ của người học; công khai các quy định về đánh giá học phần trong đề cương chi tiết học phần và kết quả đánh giá học phần;

b) Đề thi, kiểm tra phải phù hợp với nội dung và mục tiêu học phần đã xác định trong đề cương chi tiết;

c) Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập (bài tập, tiểu luận, kết quả thực hành, báo cáo chuyên đề, thi viết, thi vấn đáp…) phù hợp với yêu cầu của học phần;

d) Kết hợp hình thức kiểm tra thường xuyên, với đánh giá ý thức chuyên cần học tập, tính độc lập, sáng tạo của người học và thi kết thúc học phần vào đánh giá kết quả học phần.

2. Quy trình đánh giá học phần:

a) Giảng viên phụ trách học phần tổ chức kiểm tra thường xuyên (bài kiểm tra hoặc bài tập lớn hoặc tiểu luận) theo yêu cầu cụ thể trong đề cương chi tiết học phần và chấm điểm chuyên cần, tinh thần, thái độ học tập, tính độc lập và sáng tạo của học viên. Sau khi giảng dạy xong học phần, giảng viên nộp điều kiện dự thi (điểm kiểm tra, điểm chuyên cần) có xác nhận của Khoa quản lý về Bộ phận quản lý đào tạo sau đại học và  lưu điều kiện dự thi tại Khoa, Bộ môn.

Đề thi kết thúc học phần do Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm tổ chức ra đề hoặc dùng ngân hàng đề thi. Bộ đề thi kết thúc học phần gồm 4 đề thi và đáp án, đề thi và đáp án có chữ ký của giảng viên ra đề thi và trưởng bộ môn, ký niêm phong và nộp về Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí.

    Phòng Đào tạo phát hành lịch thi và tổ chức thi các học phần, khi có đủ điều kiện dự thi. 

b) Việc chấm bài kiểm tra và điểm chuyên cần, tinh thần thái độ học tập do giảng viên giảng dạy học phần đảm nhiệm và công bố công khai trước tập thể lớp. Việc chấm bài thi kết thúc học phần do trưởng bộ môn tổ chức cho hai giảng viên chấm thi  theo đáp án và thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn quyết định.

Điểm kiểm tra và điểm chuyên cần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

Căn cứ vào số tiết học có mặt trên lớp/nhóm của học viên để giảng viên cho điểm chuyên cần:

Học viên tham gia: + 100% số tiết  học của học phần đạt điểm 10;

                                  + 96-99% số tiết của học phần đạt điểm 9;

                                + 92-95% số tiết của học phần đạt điểm 8;

                                + 88-91% số tiết của học phần đạt điểm 7;

                                + 84-87% số tiết của học phần đạt điểm 6;

                                + 80-83% số tiết của học phần đạt điểm 5;

c) Điểm đánh giá học phần bao gồm tổng điểm của 3 nội dung đánh giá theo hệ số: bài kiểm tra thường xuyên (KT), điểm chuyên cần, tính độc lập và sáng tạo của học viên (CC) và điểm thi kết thúc học phần (ĐT) được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau:

Điểm học phần: ĐHP = 0,3KT + 0,2CC + 0,5ĐT.

d) Kết quả chấm thi học phần chuyển về bộ phận quản lý đào tạo sau đại học để thông báo kết quả cho học viên. Các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm chuyên cần và điểm đánh giá học phần được ghi vào bảng điểm của học phần theo mẫu thống nhất do trường quy định, có chữ kí của các giảng viên chấm thi

e) Các điểm kiểm tra, điểm chuyên cần và điểm thi hết học phần từng môn của mỗi học viên phải được ghi và lưu trong sổ điểm chung của khoá đào tạo. 

g) Bộ phận quản lý đào tạo Sau đại học có trách nhiệm bảo quản các bài thi, lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm ít nhất là 05 năm kể từ khi kết thúc khoá đào tạo; hồ sơ tài liệu khác của các kì thi, kiểm tra phải được lưu trữ lâu dài.

3. Điều kiện dự thi kết thúc học phần

Học viên được dự thi kết thúc học phần khi có đủ các điều kiện sau:

a) Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp được quy định trong đề cương chi tiết học phần.

b) Có đủ các điểm kiểm tra thường xuyên theo quy định của học phần.

c) Tham dự đầy đủ các buổi thực hành, sinh hoạt khoa học.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi thực hành được Trưởng bộ môn xem xét bố trí buổi khác; vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi sinh hoạt khoa học được Trưởng bộ môn xem xét cho nộp báo cáo khoa học thay thế.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các kì kiểm tra thường xuyên, kì thi kết thúc học phần được dự kì kiểm tra, thi bổ sung (trường hợp này được coi là thi lần đầu). Lịch của kì kiểm tra, thi bổ sung phải được xác định trong lịch trình giảng dạy.  

Không tổ chức kiểm tra, thi ngoài các kì kiểm tra và thi nêu trong lịch trình giảng dạy và đã được công bố từ đầu khoá học.

4. Học phần đạt yêu cầu khi có điểm đánh giá học phần đạt từ 4,0 trở lên. Nếu điểm học phần dưới 4,0 thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn).

Nếu điểm trung bình chung các học phần chưa đạt 5,5 trở lên thì học viên phải đăng ký học lại một hoặc một số môn có điểm học phần dưới 5,5 hoặc có thể đổi sang học phần tương đương (nếu là học phần tự chọn) với khóa sau để cải thiện điểm. Điểm được công nhận sau khi học lại là điểm học phần cao nhất trong 2 lần học. Nếu học viên học và thi lại nhưng điểm trung bình chung tất cả các học phần vẫn chưa đạt 5,5 thì học viên sẽ bị đình chỉ học tập.

5. Các khiếu nại về điểm chấm thi được giải quyết theo quy định trong vòng 30 ngày sau ngày công bố kết quả.

6. Xử lí vi phạm trong quá trình đánh giá học phần: Học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác, sử dụng trái phép tài liệu sẽ bị đình chỉ thi và bị điểm không (0) cho học phần hoặc bài tập hoặc tiểu luận đó.

7. Đối với học phần tiếng Anh, sau khi học xong tiếng Anh 1, 2 và thi đạt yêu cầu, Nhà trường tổ chức đánh giá đầu ra tiếng Anh theo cấp độ 3/6 Khung Việt Nam cho học viên. Lệ phí thi do học viên đóng theo nguyên tắc lấy thu bù chi.

8. Học viên được miễn đánh giá học phần ngoại ngữ hoặc tiếng Anh và được bảo lưu điểm ngoại ngữ theo quy định, khi có đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ như sau:

a- Có bằng tốt nghiệp đại học tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật;

b- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nư­ớc ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

c- Có bằng tốt nghiệp đại học các chương trình tiên tiến mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng nước ngoài không qua phiên dịch;

d- Có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh TOEFL: 450 PBT, 133 CBT, 45 iBT; Business Preliminary (BEC); Preliminary PET; 450 TOEIC; 40 BULATS, 4.5 IELTS, chứng chỉ tiếng Anh B1 (Khung Châu Âu) và Bậc 3/6 (Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam) trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Đức, Nhật, Trung, Pháp, Nga do các trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp (xem thêm Phụ lục I) hoặc do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ công nhận tương đương trình độ tiếng Anh trong thời hạn 2 năm, tính từ ngày cấp chứng chỉ cho đến ngày nộp luận văn đề nghị bảo vệ;

e- Trình độ năng lực tiếng Anh đạt được ở mức tương đương bậc 3/6 Khung Việt Nam do Nhà trường tổ chức đánh giá, điểm đạt từ 50 điểm trở lên, điểm mỗi phần thi (nghe; nói và đọc viết) không dưới 30% thì được cấp chứng chỉ  tiếng Anh đạt chuẩn  đầu ra.

5. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

5.1. Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học

- Phòng học có trang bị máy tính, máy chiếu, micro không dây...

- Phòng học đa năng: Cần trang bị một phòng học đa năng để có thể áp dụng dạy học theo phương pháp tích cực: có máy chiếu đa năng, loa đài, tăng âm, máy vi tính nối mạng, có bảng lớn đa năng và các thiết bị dạy học khác.

- Thư viện điện tử đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo...

5.2. Danh mục tài liệu, giáo trình cơ bản thực hiện chương trình

TT

Tên học phần

Tên giáo trình, tài liệu tham khảo chính

1

Triết học Mác Lênin

1. Giáo trình Triết học (dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), NXB L. luận chính trị, Hà Nội, 2006.

2. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X.

3. Các tài liệu khác liên quan đến môn học

2

Tiếng Anh

1. Adrian Doff, Chritopher Jones, Meaning into words, Cambridge University press, 1984

2. Alice Oshima, Ann Hogue, Writing Academic English, Nxb Trẻ, 2004

3. Elaine Kirn, Pamela Hartmann, A reading Skill Book, Printed in Singapore, 1985

4. Fraaida Dubin & Elite Olshtain, Reading By All Means, Addison Wesley Publishing Copany, 1981.

5. Gerald Mosback, Vivienne Moaskak, Practical Faster Reading, Cambridge University Press, 1976.

6. Jack C. Richards, New Interchange, Oxford University press, 2000

7. Lizz & John Soars, New Headway Intermediate, Oxford University Press, 2000

3

Phương pháp nghiên cứu khoa học

[1] Mar Saunders, Philip Lewis, Andrian Thornhill (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB. Tài chính.

[2] Dr. Sue Greener (2008), Business Research Methods, Dr. Sue Greener & Ventus Publishing Aps. (Download free ebooks at bookboon.com)

[3] Mai Chi, Trần Doãn Phú (2008), Lý thuyết xác xuất và thống kê toán, NXB. Thống kê.

4

Kỹ năng quản trị

1/ PGS.TS Ngô Kim Thanh, TS Nguyễn Thị Hoài Dung, giáo trình Kỹ năng quản trị, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2013

2/ PGS.TS Lê Văn Tâm và PGS.TS Ngô Kim Thanh, giáo trình Quản trị doanh nghiệp, trường ĐH KTQD, NXB Thống kê, năm 2009.

5

Kinh tế học quản lý

1. Thomas, Christopher and Charles Maurice. Managerial Economics, 9th ed. McGraw-Hill, 2001.

2. Vũ Kim Dũng, Cao Thúy Xiêm,  Giáo trình Kinh Tế Quản Lý, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội – 2003.

3. Keat, Paul and Philip Young. Managerial Economics: Economic Tools for Today’s Decision Makers, 4th ed. Prentice Hall, 2003.

6

Tổ chức lãnh thổ kinh tế

1. Ngô Thuý Quỳnh (2010). Tổ chức lãnh thổ kinh tế. NXB CTQG Hà Nội

2. Jonathan Barnett (2001). Planning for a New century. The Regional Agenda. Island Press.

3. Roberta Capello, Peter Nijkamp (2009). Handbook of Regional Growth and Development Theories. Edward  Elgar. USA.

7

Quản trị chuỗi cung ứng

1/ PGS.TS Lê Công Hoa, Quản trị Hậu cần, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2013

2/ Phan Thị Thanh Trúc, Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

3/ Michael Hugos, Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

4/ GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.

8

Kế toán quản trị nâng cao

[1] Đặng Thị Hòa , Giáo trình kế toán quản trị, NXB Thống kê, 2009.

[2] Garrison, Noreen & Brewer, Managerial accounting, McGraw-Hill/Irwin, 2008, Elevent Edition.

 [3] Đặng Kim Cương & Phạm Văn Dược, Kế toán quản trị, NXB Thống kê, 2009.

 [4] Hansen, Mowen & Guan, Cost manegment accounting & control, South-Western, 2009, Sixth edition.

9

Quản lý nhà nước về kinh tế

[1] GS.TS. Lương Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

[2] GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[3] TS. Lê Danh Vĩnh (2006), 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam – Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, NXB Thống kê.

10

Thị trường và các định chế tài chính

1. Nguyễn Ngọc Vũ, Giáo trình thị trường và các định chế tài chính, NXB Đà Nẵng, 2009.

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến; Giáo trình Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống kê năm 2011.

3. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài; Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, NXB Thống kê năm 2007.

4. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999.

11

Thuế trong kinh doanh

1. PGS.TS Nguyễn Thị Liên; PSG.TS Nguyễn Văn Hiệu, giáo trình Thuế, NXB Tài chính – Năm 2010.

2. TS. Nguyễn Thi Bất; TS. Vũ Duy Hào; ThS Phan Hữu Nghị, Hỏi đáp và bài tập về quản lý thuế, NXB Thống Kê – Năm 2002.

3. TS. Lê Xuân trường; ThS. Vương Thị Thu Hiền, Câu hỏi và bài tập môn thuế, NXB tài chính – Năm 2007.

12

Quản trị sự thay đổi

1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Thay đổi và phát triển DN, Trường CBPN Trung Ương.

2. Giáo trình quản lý sự thay đổi, NXB đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh

3.   Balogun, J. & Hailey, V. H., Exploring Strategic Change, 3rd ed, Financial Times Prentice Hall: Harlow, 2008.

4.  Huczynski, A. A. & Buchanan, D. A., Organisational Behaviour, 6th ed, Pearson Education: Milan, 2007.

13

Quản trị Marketing nâng cao

1. David W. Cravens, Nigel Piercy. Strategic Marketing. Mcgraw Hill Irwin, 2005.

2. Alexander Cherney. Strategic Marketing Analysis. Brightstar Media, Inc., 2006.

3. David W. Craven. Strategic marketing. Sixth Edition, Mc. Graw Hill Irwin, 2000.

4. Trương Đình Chiến, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2013

14

Quản trị tài chính DN hiện đại

1. Nguyễn Minh Kiều, (2006),  Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê.

2. Vũ Văn Vần, Giáo trình tài chính doanh nghiệp

3. Lưu Thị Hương, (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê

15

Quản trị chiến lược nâng cao

1. Raymond Alain- Thiétart, Chiến lược doanh nghiệp,  NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1999;

1.                  2. Phan Phúc Hiếu, Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2007.

2.                  Philippe Lasserre, Joseph Putti, Chiến lược quản lý và kinh doanh, Tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996

3. Arthur A. Thompson, Jr, A. J. Stricland III, Strategic Management: Concepts and Cases, Mc Graw Hill, 1997;

16

Quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa

1. Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (đồng chủ biên) – Giáo trình Quản trị  nhân lực – NXB Thống kê, Hà Nội, 2005;

1.    2. George T.Milkovich, John W.Boudreau (TS Vũ Trọng Hùng dịch), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005

3. Đình Phúc – Khánh Linh (Biên soạn), Quản lý nhân sự, NXB Tài chính, Hà Nội, 2007.

17

Quản trị dự án

[1] Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu (2007), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư : Lý thuyết và bài tập, NXB Thống Kê.

[2] TS. Phạm Xuân Giang  (2010), Lập-  thẩm địnhvà quản trị dự án đầu tư,  NXB Tài chính.

[3] PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên, 2012), Lập dự án đầu tư, NXB. Đại học kinh tế quốc dân.

[4] Project Management Institute (2000), A Guide to the Project Management Body of Knowledge, Pennsylvania, USA.

18

Lãnh đạo và quản lý

1. Trương Danh Quyên, Đàm phán và Thương lượng trong giao dịch kinh doanh, NXB Thanh Niên, 2005.

2. Kurt W.Mortensen, Phạm Quang Anh (dịch), Sức Mạnh Thuyết Phục - 12 Quy Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Gây Ảnh Hưởng, NXB Lao động, 2006

3. Giáo trình Nghệ thuật lãnh đạo, Trung tâm Phát – Việt Đào tạo về Quản lý

Tim Hindle, Dương Trí Hiển (dịch), Kỹ năng thuyết trình, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2006

19

Ra quyết định quản trị

1. Stelios H. Zanakis, Georgios Doukidis, and C. Zopounidis: Decision Making: Recent Developments and Worldwide Application, McGraw Hill, 2000,

2. Tác Giả: Đại Học Harvard: Kỹ Năng Ra Quyết Định - Cẩm Nang Kinh Doanh Harvard, Nhà Xuất Bản: NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2007.

20

Quan hệ công chúng

1/ Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn của PR, Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thy biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2009.

2/ Alison theaker, The public relations handbook, Routledge, London and NewYork, 2011

21

Hành vi tổ chức

1.PGS.TS. Phạm Thúy Hương, Bùi Anh Tuấn, Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2011

2. Nguyễn Hữu Lam Hành vi tổ chức, , NXB Giáo dục 2002

3. Tạ Thị Hồng Hạnh, Hành vi tổ chức, NXB Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, 2009

22

Quản trị tác nghiệp

1. Trương Đoàn Thể, Quản lý sản xuất và tác nghiệp. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. 2012

2. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý sản xuất. NXB ĐH Quốc gia. 2009

3. Đặng Minh Trang, Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXBGD Hà nội, 2011

23

Quản trị công ty

1. Học viện Tài chính, Quản trị doanh nghiệp hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội, 2009

2. Hilb Martin (Nguyễn Thanh Bình, Trần Bảo Toàn, Đinh Toàn Trung dịch), Quản trị hội đồng doanh nghiệp kiểu mới, NXB Trẻ, TP. HCM, 2009

3. Charan Ram, Boards at work, Jossey-Bass, 2012

6. Hướng dẫn sử dụng chương trình

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh xây dựng theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Hồng Đức ban hành kèm theo quyết định số 1510 /QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường trong và ngoài nước nhằm cập nhật thông tin tri thức mới đáp ứng nhu cầu của thực tế xã hội.

Chương trình đào tạo chuyên  ngành là cơ sở giúp Hiệu trưởng quản lý chất lượng đào tạo, là quy định bắt buộc đối với tất cả các khoa chuyên môn nghiêm túc thực hiện theo đúng nội dung chương trình đã xây dựng.

Căn cứ chương trình đào tạo chuyên ngành, Trưởng các khoa, các bộ môn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các bộ môn tiến hành xây dựng đề cương chi tiết học phần và hồ sơ học phần theo quy định của Trường sao cho vừa đảm bảo được mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường, của địa phương, đáp ứng được nhu cầu của người học và của toàn xã hội.

Trưởng các khoa chuyên môn có trách nhiệm ký, duyệt đề cương chi tiết học phần, xây dựng kế hoạch dạy học, kinh phí thực hành, thực tập, tham quan thực tế (nếu có); các điều kiện đảm bảo thực hiện ch­ương trình đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra. Trưởng các phòng, Ban, Trung tâm chức năng liên có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và trình Hiệu trưởng phê duyệt cho triển khai thực hiện.

Đối với các học phần tự chọn, trường Đại học Hồng Đức áp dụng hệ thống tự chọn có hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện chương trình, hàng năm nếu Khoa /Bộ môn thấy cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, làm văn bản trình lên Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường xem xét. Nếu thấy hợp lý Hội đồng Khoa học và Đào tạo trình Hiệu trưởng quyết định điều chỉnh và chỉ được điều chỉnh khi có Quyết định của Hiệu trưởng. /.

                                                                                                    

                                                                                         HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                                                                                                    Nguyễn Mạnh An

                                                                                                 

 

     


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing