Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Bộ môn Tâm lý học tổ chức sinh hoạt chuyên môn học thuật tháng 8 với chủ đề “Một số kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản”.
Cập nhật lúc: 10:00 AM ngày 05/11/2015
Ngày 24 tháng 8 năm 2015, tại văn phòng Bộ môn Tâm lý học, phòng 308 nhà A5 cơ sở 2 Trường Đại học Hồng Đức, ThS. Phạm Thị Thu Hòa đã báo cáo chuyên đề “Một số kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản”.

Chuyên đề đi sâu phân tích hệ thống các kỹ năng tham vấn tâm lý cơ bản, thông dụng, như kĩ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu hiểu, kĩ năng phản hồi, kĩ năng diễn giải, kĩ năng xử lý sự im lặng, kĩ năng thông đạt, kĩ năng cung cấp thông tin, kĩ năng bộc lộ bản thân và kĩ năng đương đầu… Trong đó kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng phản hồi… được các chuyên gia nghiên cứu nhiều và sâu.

Việc nghiên cứu chuyên đề trên có giá trị lý luận và thực tiễn cụ thể, thiết thực đối với việc giảng dạy một số học phần Tâm lý học đặc biệt là học phần Tâm lý học tham vấn. Bởi vì chúng ta biết rằng cuộc sống luôn luôn đặt ra những khó khăn, thách thức buộc con người phải đương đầu. Với nhiều người, họ có thể dễ dàng hoặc vất vả tự vượt qua những khó khăn mà không cần tới sự trợ giúp của người khác. Nhưng có không ít người đã không tự làm được điều này, họ cần một sự trợ giúp mang tính khoa học và chuyên nghiệp để có thể vượt qua được những khó khăn của mình. Tham vấn tâm lý ra đời chính là để giúp đỡ các cá nhân, nhóm người theo cách này hay cách khác, có được một cuộc sống hạnh phúc hơn. Mục đích của quá trình tham vấn là phải  khơi gợi được những tiềm năng, mặt mạnh của thân chủ. Điều quan trọng là nhà tham vấn cần có có kỹ năng tham vấn để giúp thân chủ đương đầu được vấn đề của họ. Do vậy chuyên đề một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định sự bắt buộc phải hình thành được hệ thống kỹ năng tham vấn tâm lý ở các nhà tham vấn tương lai – sinh viên ngành Tâm lý học (QTNS).

 

Bộ môn Tâm lý học

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing