Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Th.S Phạm Thị Thoa báo cáo chuyên đề: “Tiếp cận trong trị liệu và can thiệp cho trẻ tự kỷ”.
Cập nhật lúc: 09:50 AM ngày 02/03/2018
Thực hiện kế hoạch năm học 2017- 2018, sáng ngày 26 tháng 01 năm 2018, tại văn phòng khoa Tâm lý- Giáo dục, Th.S Phạm Thị Thoa báo cáo chuyên đề: “Tiếp cận trong trị liệu và can thiệp cho trẻ tự kỷ”.
Trong chuyên đề tác giả đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:
- Quan điểm về trẻ tự kỷ
- Nguyên nhân trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ
- Một số hướng tiếp cận trong trị liệu và can thiệp cho trẻ tự kỷ (tiếp cận y sinh học, tiếp cận trị liệu tâm lý giáo dục.
Các nội dung trong chuyên đề đã cho thấy: Giáo dục trẻ tự kỷ đang là một vấn đề được quan tâm chú ý, khi mà tỉ lệ trẻ tự kỷ có xu hướng ngày càng tăng lên. Hậu quả của Hội chứng tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản thân đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đứa trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có cơ hội hòa nhập xã hội. Còn trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của việc giáo dục và can thiệp đó trên thế giới hàng loạt các chương trình, các hướng tiếp cận, các phương pháp giáo dục, can thiệp cho trẻ được nghiên cứu và thực hành để đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ.
Việc nghiên cứu chuyên đề trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn không nhỏ đối với  việc giảng dạy học phần Tâm lý học trị liệu, Tâm bệnh học cho sinh viên ngành Tâm lý học ( Quản trị nhân sự) và đối với gia đình có trẻ tự kỷ.
                                                                                          Bộ môn Tâm lý học

  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing