Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Báo cáo chuyên đề: “Những biến đổi của phân tâm học mới”
Cập nhật lúc: 02:34 PM ngày 17/05/2018
Thực hiện kế hoạch năm học 2017 – 2018, chiều ngày 14 tháng 05 năm 2018, ThS. Lê Thị Phương Nga đã tiến hành báo cáo chuyên đề: “Những biến đổi của phân tâm học mới”.

 

Nội dung chuyên đề, tác giả đã đề cập đến những vấn đề sau:

- Phân tâm học Sigmund Freud

- Những biến đổi của phân tâm học mới

Nói đến phân tâm học người ta thường nghĩ ngay đến Freud vì ông được xem là cha đẻ của thuyết phân tâm học. Lý thuyết của Freud tập trung vào nghiên cứu cấu trúc nhân cách tâm lý con người. Theo ông cấu trúc nhân cách con người được cấu tạo bởi 3 khối: vô thức, tiền ý thức, ý thức. Tương ứng với 3 khối này, ông đã đưa ra 3 thành tố cấu trúc nhân cách: cái nó hay chính là bản năng (id), cái tôi hay bản ngã (ego), cái siêu tôi hay siêu bản ngã (superego) gọi là bộ máy tâm thần. Sau Freud các nhà phân tâm học mới như: Card Jung, Erik H.Erikson, Alfred Adler và Erik Fromm…đã xem xét lại khái niệm “cái tôi”, đánh giá lại ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đối với sự phát triển nhân cách…

Lịch sử phân tâm học cho thấy có những thay đổi và tiến bộ không ngừng của lý thuyết phân tâm học. Những người nối tiếp Freud đã bổ túc và phát triển lý thuyết ban đầu của ông để có cái nhìn đầy đủ hơn về phương diện tâm trí con người.

Việc nghiên cứu chuyên đề trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn không nhỏ đối với quá trình giảng dạy một số học phần như: Lịch sử Tâm lý học, Tâm lý học nhân cách…cho sinh viên ngành Tâm lý học (Định hướng Quản trị nhân sự) .

 

                                                                                          Bộ môn Tâm lý học


 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing