Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Chuẩn đầu ra ngành sư phạm vật lý - Thí nghiệm
Cập nhật lúc: 08:11 AM ngày 19/01/2013
Ban hành kèm theo Quyết định số 34/ĐHHĐ, ngày 08/01/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức

 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

Ngành đào tạo:                     Sư phạm Vật lý - Thí nghiệm

Trình độ:                               Cao đẳng

Mã ngành đào tạo:              51.14.02.10

Đối tượng người học:         Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo:               3 năm

            Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạoĐào tạo giáo viên Vật lý - Thí nghiệm có trình độ cao đẳng, có khả năng giảng dạy tốt các môn Vật lý ở các trường THCS, Phụ tá thí nghiệm trong các trường THPT và THCS; có kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở cần thiết để áp dụng vào việc học các môn chuyên ngành, có kiến thức cơ bản về vật lý học ở trình độ vật lý học đại cương, nguyên tắc vật lý của các máy móc, trang thiết bị cho phòng thí nghiệm (Vật lý, Hóa học, Sinh học) về Vật lý, thí nghiệm; có kiến thức nghiệp vụ sư phạm; có khả năng vận dụng thành thạo các kỹ năng thí nghiệm và vận dụng lý thuyết vào quá trình dạy học Vật lý ở trường THCS đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo viên THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở THCS; có khả năng học liên thông lên đại học.

2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Học xong chương trình này, người học có khả năng:

            - Giảng dạy Vật lý ở các cấp trung học cơ sở;

            - Hướng dẫn thực hành Vật lý, Hóa học, Sinh học ở các trường THCS, THPT;

            - Làm việc được trong các cơ quan khoa học, các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo;

            - Biên tập viên các tạp chí, các nhà xuất bản; công tác hành chính các cơ quan hành chính sự  nghiệp.

            3. CHUẨN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP

            Sau khi học xong chương trình này, người học có được:

            3.1. Về kiến thức

- Kiến thức chuyên môn cơ bản về Vật  lý đại cương và Kỹ thuật phòng thí nghiệm; có  kiến thức chuyên sâu và cập nhật của ngành Vật lý và có khả năng học tiếp những bậc học cao hơn;

 - Kiến thức cơ sở để có thể tiếp cận nhanh và ứng dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại, giải quyết tốt những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng tích cực hóa đối tượng;

 - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo dạy tốt các môn Vật lý ở trường THCS và hướng dẫn thí nghiệm ba môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học.

            3.2. Về kỹ năng

            - Khả năng tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh khoa học và chính xác;

- Khả năng quản lý lớp học, xây dựng và quản lý hồ sơ sổ sách, làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; công tác xã hội; tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; tổ chức dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở phổ thông;

            - Khả năng chuẩn bị, tổ chức thí nghiệm cho học sinh và thí nghiệm của giáo viên;

-  Khả năng vận dụng thành thạo các phương pháp của Vật lý học, phương pháp thực hiện nội dung giáo dục kỹ thuật tổng hợp vào quá trình dạy học;

- Những kỹ năng về thực nghiệm, hướng dẫn thực hành thí nghiệm.

            3.3. Về thái độ

          - Đạt tiêu chuẩn đạo đức, tác phong của nhà giáo; có tinh thần vượt khó vươn lên trong mọi công việc; đáp ứng yêu cầu mới; 

          - Thái độ thiện chí, cởi mở, quí mến, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ học trò;

          - Tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác làm việc nhóm trong công việc, cuộc sống; phẩm chất công dân và quan hệ tốt với cộng đồng;

           - Tham gia tích cực các hoạt động tập thể.

            3.4. Tiếng Anh: Tương đương 350 điểm TOEIC.

            3.5. Công nghệ thông tin

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong khai thác sử dụng Internet; các phần mềm tin học cơ bản trong soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng, giáo án điện tử phục vụ công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Có khả năng nghiên cứu thiết kế, sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.

            4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUẨN ĐẦU RA VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

            4.1. Kế hoạch thực hiện chuẩn đầu ra: Để đạt đ­ược chuẩn đầu ra trên đây, nhà tr­­ường xây dựng kế hoạch thực hiện như­ sau:

- Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Đến năm 2012 đội ngũ giảng viên có 75% thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó có ít nhất 15% tiến sĩ); đến 2015 có 90% thạc sĩ, tiến sĩ (trong đó có 30% tiến sĩ).

- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của các cơ quan và nhà tuyển dụng lao động.

- Đảm bảo có đầy đủ thiết bị, ph­­­ương tiện phục vụ đổi mới phư­­­ơng pháp giảng dạy và nâng cao chất l­­­ượng; đủ giáo trình, tài liệu, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ học tập cho sinh viên. Phối hợp với các cơ quan và nhà tuyển dụng để xây dựng cơ sở thực hành, thực tập.

- Hàng năm công khai nội dung, ch­ương trình, đề c­­ương chi tiết môn học, chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp vào đầu năm học.

- Riêng đối với Tiếng Anh, đến năm 2012 đ­ược đánh giá t­ương đ­ương 350 điểm theo TOEIC và đến năm 2015 sẽ nâng lên 400 điểm.

4.2. Cam kết: Tr­ường Đại học Hồng Đức cam kết tổ chức đào tạo và đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Sinh viên đạt chuẩn đầu ra được cấp bằng bằng cử nhân của ngành, bậc đào tạo cùng với bảng điểm, chứng chỉ GDQP và GDTC./.


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing