Công khai cam kết chất lượng đào tạo năm 2012-2013 Ngành: Lâm nghiệp

Cập nhật lúc: 11:13 SA ngày 18/04/2013

 

STT
NỘI DUNG
HỆ ĐÀO TAOCHÍNH QUY
BẬC ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
1
Điều kiện tuyển sinh
Theo quy chế của bộ Giáo dục & Đào tạo
2
Điều kiện cơ sở vật chất
a) Hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập:
 - Hệ thống giảng đường (địa bàn 1): Hệ thống giảng đường, trung tâm hỗ trợ học tập KLF được trang bị các phương tiện hỗ trợ học tập.
- Các phòng thực tập, thực nghiệm (địa bàn 2): Hệ thống phòng thí nghiệm khoa học cơ bản, phòng thí nghiệm nông lâm nghiệp.
Đối với đào tạo lâm nghiêp, trong giai đoạn tới chủ yếu đào tạo chuyên ngành lâm nghiệp, lâm học. Do đó cần xây dựng các phòng thí nghiệm lâm học, điều tra rừng, trồng rừng, công nghiệp rừng. Có thể xây dựng độc lập hoặc kết hợp với các phòng thí nghiệm khác trong khoa.
- Hệ thống khu thực nghiệm (địa bàn 3): Hệ thống khu thực nghiệm nông lâm ngư nghiệp nói chung, vườn ươm lâm nghiệp nói riêng.
- Hệ thống các điểm liên thực tập tại cơ sở (địa bàn 4): Các điểm thực hành, thực tập, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ liên kết với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, trạm nghiên cứu lâm nghiệp, lâm trường trong và ngoài tỉnh.
b) Cơ sở hạ tầng: Ký túc xá phục vụ giáo viên, sinh viên.
c) Mạng thông tin: Hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ và kết nối internet.
d) Hệ thống tư liệu và thư viện:
Hệ thống sách, báo, tạp chí, giáo trình phục vụ phần kiến thức giáo dục đại cương cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Riêng sách, báo, tạp chí chuyên ngành lâm nghiệp còn thiếu nhiều. Trước mắt cần bổ sung các giáo trình phục vụ đào tạo về đầu sách, số lượng, đồng thời có cơ chế cho sinh viên phôtô bài giảng, giáo trình.
e) Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo (có chi tiết kèm theo)
3
Đội ngũ giảng viên
NCS (lâm sinh): 2;
ThS (lâm sinh): 3;
KS (lâm sinh): 1
KS (quản lý bảo vệ rừng): 1
KS (lâm nghiệp xã hội): lâm nghiệp xã hội
4
Các hoạt động hỗ trợ học tập
Hệ thống Giáo viên chủ nhiệm-cố vấn học tập:
- Quản lý lớp
- Hỗ trợ sinh viên về chính sách, quy chế của bộ, nội quy, quy định, kế hoạch của nhà tường, khoa...
- Tư vấn các nội dung chuyên môn
- Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao lòng yêu ngành yêu nghề
5
Yêu cầu về thái độ của người học
- Có lập trường tư tưởng vững vàng.
- Yêu ngành, yêu nghề, năng động và sáng tạo trong mọi công việc.
- Có quan hệ cởi mở và đúng mực trong công việc cũng như trong cuộc sống
6
Mục tiêu kiến thức, kỹ năng,ửtình độ ngoại ngữ đạt được
- Về kiến thức
+ Có kiến thức vững vàng về các biện pháp tạo rừng và phương thức xử lý lâm sinh đối với từng loại rừng.
+ Giải thích được nguyên lý của các phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng (rừng và đất rừng) và cơ sở lý luận của công tác quy hoạch lâm nghiệp và thiết kế sản xuất.
+ Có kiến thức cần thiết về kinh tế, xã hội và nhân văn cũng như kiến thức về luật pháp để tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp trong thực tiễn sản xuất.
- Về kỹ năng
+ Sử dụng thành thạo các phương pháp điều tra, đánh giá và phân tích tài nguyên rừng.
+ Có khả năng làm công tác thiết kế sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án quy hoạch ở cấp vi mô.
+ Có khả năng tư vấn, phổ cập và chuyển giao kỹ thuật lâm nông nghiệp cho các cơ sở sản xuất lâm nông nghiệp tại các địa phương khác nhau.
- Về ngoại ngữ: Tiếng Anh, đạt 400 điểm TOIC
7
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Các doanh nghiệp lâm nghiệp.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước khác.
- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo các cấp.
 Chức năng chủ yếu:
- Thiết kế, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển tài nguyên rừng
- Điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất.
- Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nông nghiệp.
- Tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ trung học, công nhân trong lĩnh vực chuyên môn phụ trách.

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Thông báo

Album

số lượt truy cập
40582548