Báo cáo tổng kêt NCKH 2005-2006 và kế hoạch NCKH 2006-2007 trường Đại học Hồng Đức

Cập nhật lúc: 09:58 SA ngày 22/01/2013

 I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH &CN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC NĂM HỌC 2005- 2006.

1. Những nhiệm vụ đã thực hiện trong năm học 2005- 2006.

1.1. Tổng quát các nhiệm vụ KH&CN đã thực hiện.

Các hoạt động KH&CN của Trường Đại học Hồng Đức năm học 2005-2006 đã đạt được những thành tích đáng kể. Số liệu sau đây phản ánh thực trạng tổng quát các nhiệm vụ KH&CN trong năm học:

             Cấp

   Hạng mục

Tỉnh

Trường

Khoa

Sinh viên

Tổng số

Đạt giải cấp trường

Đạt giải cấp Bộ

Dự án, đề án khoa học*

3

3

-

-

 

 

Đề tài khoa học

4

16

70

69

14

4***

Hội nghị, hội thảo**

-

7

36

-

 

 

Tổng số bài báo đăng trên đặc san khoa học của trường; bao gồm:

 

67

64

 

 

 

 - Các bài tổng quan

 

6

 

 

 

 

 - Bài nghiên cứu

 

29

 

 

 

 

 - Bài trao đổi

 

18

 

 

 

 

 - Tin hoạt động

 

14

 

 

 

 

Số bài báo đăng trên thông tin khoa học chuyên ngành

 

15

 

 

 

 

Số bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế

 

4

 

 

 

 

*Đề án Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài”; Đề án “Đào tạo sau đại học giai đoạn 2006- 2010”  và Dự án “Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9000 ở trường đại học Hồng Đức”.

            ** Các hội nghị, hội thảo cấp khoa gồm cả hội nghị trao đổi kinh nghiệm phương pháp học tập của SV; hội nghị tập huấn công tác NCKH cho sinh viên và hội nghị tổng kết công tác NCKH của CBGV và sinh viên ở các đơn vị.    

            *** 1 giải ba; 2 giải khuyến khích và 1 giải VIFOTEC.

1.2. Những công việc đã thực hiện trong năm học 2005- 2006.

- Có 4 đề tài khoa học cấp Tỉnh, tăng thêm 2 đề tài so với năm học 2004- 2005. Được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao xây dựng 3 đề án: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài”; Đề án “Đào tạo sau đại học giai đoạn 2006- 2010”và đề án “Xây dựng trại nghiên cứu, trình diễn và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp ở trường đại học Hồng Đức”. Hiện nay nhà trường đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục cần thiết để triển khai thực hiện.

- Lần đầu tiên nhà trường tổ chức hội nghị và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực UBND tỉnh và các ngành về chương trình hoạt động KH&CN ở trường Đại học Hồng Đức. Chủ tịch UBND tỉnh đã có thông báo kết luận, hàng năm giao cho nhà trường thực hiện 5 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh(hình thức giao nhiệm vụ) và yêu cầu nhà trường phấn đấu để có thêm 5 đề tài, dự án (hình thức tuyển chọn).

- Để tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ngoài việc dành quỹ thời gian theo quy định (100 giờ chuẩn/đề tài cấp trường và 50 giờ chuẩn/đề tài cấp khoa- đã được quy thành tiền), nhà trường còn hỗ trợ thêm phần kinh phí từ ngân sách nhà nước bình quân 5.000.000 đồng/đề tài cấp trường và 250.000 đồng/đề tài cấp khoa.Tổng số đề tài đã thực hiện 86 (trong đó 16 đề tài cấp trường và 70 đề tài cấp khoa). Số lượng đề tài cấp khoa giảm từ 135 đề tài (năm học 2004- 2005) xuống còn 70 đề tài. Tuy nhiên, chất lượng của các đề tài được nâng lên và thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động đào tạo của trường.

- Ngoài giao nhiệm vụ, nhà trường còn thực hiện việc tuyển chọn cá nhân và tập thể thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Tuy nhiên, hình thức này chưa thu hút được đông đảo CBGV trong toàn trường tham gia. 

- Lần đầu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải thưởng chính thức cấp Bộ (1 giải ba và 1 giải ba VIFOTEC) do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam tổ chức. Hoạt động NCKH của sinh viên được gắn kết với hoạt động chuyên môn và được thực hiện từ năm thứ 2 trở đi. Các khoa đã nhận thức đầy đủ về hoạt động này và coi đó là một bộ phận của hoạt động KH&CN trong nhà trường và không thể tách rời với đào tạo.

- Các hội nghị, hội thảo khoa học đã được cải tiến, nội dung cơ bản đều hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo các bộ môn, các ngành học và đã thực sự góp phần vào việc phát triển nhà trường. Lần đầu nhà trường tổ chức hội thảo khoa học liên trường có chất lượng cao, liên kết với nhiều trường Đại học để giải quyết nhũng nội dung cùng quan tâm (hội thảo về chương trình dạy ngoại ngữ cho sinh viên các trường Đại học không chuyên ngữ tại trường Đại học Hồng Đức).

- Đã hoàn chỉnh hệ thống mạng để CBGV, HSSV toàn trường khai thác cơ sở dữ liệu (tại trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện) và truy cập Internet. Nâng cấp thông tin khoa học của nhà trường thành Đặc san khoa học do Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép xuất bản. Đặc san Khoa học của trường đã ra mắt bạn đọc được 2 số.

- Năm học 2005- 2006, nhà trường đã cử 12 cán bộ tham dự các hội nghị hội thảo khoa học và tham quan học tập tại Thuỵ Điển, Thái Lan, Malaysia, Canađa, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức và Israel. Trong đó có 1 giảng viên tham gia hoạt động NCKH tại Cộng hoà Pháp. Làm thủ tục cho 2 sinh viên học đại học ở Liên bang Nga, Rumani. Hiện nay nhà trường đang hoàn tất mọi công việc cần thiết để thực hiện đề án “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài”.

- Hoạt động chuyển giao công nghệ của nhà trường đã có nhiều đổi mới và tiến bộ. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KHCN đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tại Thanh Hoá (tổ chức tầm nhìn thế giới), các cơ sở sản xuất chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới (chương trình Quản lý cây trồng tổng hợp ICM) tại các huyện miền núi Thanh Hoá.

- Nhà trường đã dành nguồn kinh phí đáng kể để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ. So với năm học 2004- 2005 kinh phí đã đạt 140%.

2. Những việc chưa thực hiện được và nguyên nhân

- Do số lượng đề tài khoa học cấp khoa giảm, một số hoạt động khoa học theo quy định trước đây (biên soạn tài liệu dạy học, xây dựng chương trình) đươc điều chuyển vào nhiệm vụ đào tạo. Quy mô của nhà trường tăng nhanh, nhiệm vụ đào tạo quá tải ở một số khoa chuyên môn, vì vậy số CBGV thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chưa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động KH&CN.

- Tỷ lệ CBGV tham gia chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao còn quá thấp so với các trường đại học trong cả nước.

 - Nhiều đơn vị, nhiều CBGV chưa chủ động tìm kiếm, khai thác các đề tài nghiên cứu ứng dụng ở các địa phương, các ngành mà chỉ trông chờ vào nhà trường. Việc hình thành các nhóm nghiên cứu để thực hiện các đề tài có nội dung lớn chưa được thực hiện; lực lượng nghiên cứu mỏng và tính hợp tác chưa cao.

- Hoạt động KH&CN trong nhà trường chưa thực sự được xem là một trong hai nhiệm vụ chính của CBGV.

- Đầu tư tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phụ vụ cho đào tạo và NCKH của nhà trường chưa nhiều, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đếu hiệu quả của công tác đào tạo, NCKH và phát huy tiềm năng thiết bị của các phòng thí nghiệm.

- Các đề tài triển khai ứng dụng và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được chú trọng đúng mức. Tiềm lực KH&CN của một số trung tâm trong trường không được tăng cường cả về cơ sở vật chất và con người.

- Hoạt động KH&CN vẫn quản lý theo kiểu hành chính, thiếu tính chủ động và kế hoạch dài hạn. Quản lý chất lượng và giám sát các hoạt động khoa học chưa có chiều sâu và chưa định lượng cụ thể do thiếu lực lượng có chuyên môn và kỹ năng về quản lý. 

- Việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu và nghiệm thu kéo dài, dẫn đến nhiều đề tài có ý nghĩa khoa học rất thấp. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các đề tài còn dễ dãi và tính khoa học chưa cao.

- Năng lực tư vấn thông qua hoạt động của các hội đồng khoa học đào tạo, hội đồng thẩm định chuyên ngành còn hạn chế. Các kết quả khoa học ít được thông tin kịp thời đến CBGV, sinh viên trong trường. 

- Nhiều hội thảo khoa học liên quan đến các công trình nghiên cứu khoa học hầu như không được triển khai. Số bài báo đăng tải ở đặc san khoa học trường và tạp chí chuyên ngành có nguồn gốc từ đề tài nghiên cứu khoa học còn ít về số lượng.

- Chất lượng NCKH của Sinh viên thấp và chưa thể hiện được tiềm năng thực tế trong nhà trường. Số CBGV có kinh nghiệm tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH còn ít; Giờ lên lớp của sinh viên nhiều, nên thời gian tham gian dành cho NCKH còn hạn chế .

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG KH&CN NĂM HỌC 2006- 2007

1. Định hướng hoạt động KH&CN

Trên cơ sở những việc chưa thực hiện được và các nguyên nhân như đã đề cập ở trên. Định hướng các hoạt động KH&CN trong năm học 2006- 2007cần tập trung vào các nội dung sau đây:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBGV toàn trường tham gia các hoạt động KH&CN. Phát triển mạnh các dự án, đề án về đầu tư tiềm lực cho hoạt động KH&CN, trước mắt là thực hiện tốt các đề án đã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ.

            - Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các đơn vị, thành lập và xây dựng một số trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm giáo dục của nhà trường trên cơ sở tập hợp các chuyên gia và ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất.

- Tập hợp CBGV và hình thành các nhóm nghiên cứu để thực hiện nội dung lớn của các đề tài khoa học cấp cơ sở. Mở rộng mối liên kết nhằm trao đổi thông tin và phối hợp nghiên cứu của CBGV trong đơn vị và toàn trường.

- Đưa công tác nghiên cứu của nhà trường bám sát hơn với thực tiễn, gắn chặt giữa nghiên cứu với ứng dụng để góp phần phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

2. Nhiệm vụ hoạt động KH&CN trường ĐHHĐ năm học 2005- 2006

2.1. Duy trì và phát triển tiềm lực của đội ngũ CBGV trong nhà trường để thực hiện những nghiên cứu trọng điểm trong các lĩnh vực

 - Khoa học tự nhiên: Tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực mà nhà trường có thế mạnh về toán, lý, hoá, sinh học. Đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy các học phần đối với từng chuyên ngành trong điều kiện cụ thể của trường Đại học Hồng Đức.

- Khoa học xã hội và nhân văn: Nghiên cứu tìm những giải pháp, những luận cứ khoa học cho việc lựa chọn các kiến thức về địa phương vào việc biên soạn các tài liệu dạy học. Điều tra, khảo sát và góp phần bảo tồn những di sản văn hoá của dân tộc ở tỉnh Thanh Hoá. Cung cấp những thông tin khoa học cho việc hình thành các điểm, tuyến thực hành và thực tập tổng hợp phục vụ cho công tác nâng cac chất lượng đào tạo.

- Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng của công tác quản lý các hoạt động đào tạo và NCKH. Xây dựng luận cứ khoa học cho việc mở quy mô, cơ cấu các ngành đào tạo ở trường Đại học Hồng Đức. Xây dựng và thực hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức và thực hiện quy trình đào tạo liên thông. Nghiên cứu hình thành các giải pháp bảo đảm chất lượng đào tạo trong trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Nghiên cứu đổi mới quản lý giáo dục ở trường Đại học Hồng Đức và các vấn đề về giáo dục chuyên biệt.

- Khoa học công nghệ:

+ Công nghệ sinh học: Tăng cường nghiên cứu và triển khai CNSH, đưa công nghệ sinh học thành công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng trong nhà trường. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Nghiên cứu chếbiến các sản phẩm phục vụ dân sinh và hàng hóa xuất khẩu. Nghiên cứu và sản suất hoa phong lan tại trường theo công nghệ Thái Lan

+ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho việc nâng cao chất lượng của công tác quản lý, công tác dạy học và NCKH trong nhà trường. 

- Khoa học ứng dụng: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất. Đồng thời nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản được sản xuất tại địa phương. Cải tạo và nâng cao năng suất vật nuôi (bò thịt, lợn hướng nạc, giải quyết một số yêu cầu về công tác thý y trên địa bàn của tỉnh). Nghiên cứu và góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho các huyện miền núi đặc biệt là những vùng có nhiều người là dân tộc ít người. Xây dựng một số mô hình Nông lâm- Môi trường sinh thái và du lịch ở các điểm, các tuyến thực tập thực hành mà nhà trường xác định.

- Khoa học quản lý và du lịch: Nghiên cứu và phân tích các chính sánh tác động đến sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các ngành kinh tế trên địa bàn Thanh Hoá. Xác định luận cứ khoa học để phát triển khoa KTQTKD bao gồm quy mô đào tạo và cơ sở cho việc thực hành thực tập trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nghiên cứu kết hợp phát triển du lịch kinh tế với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

 2.2. Tập trung xây dựng một số hướng trọng điểm về KHCN

        Tập trung xây dựng một số đề tài khoa học trọng điểm nhằm giải quyết những vấn đề thiết thực cấp bách nhất của nhà trường và của tỉnh làm cơ sở đề xuất với Hội đồng khoa học cấp tỉnh giao nhiệm vụ. Xây dựng mô hình kết hợp NCKH với chuyển giao công nghệ phù hợp với địa phương.

2.3. Đổi mới cơ chế quản lý KHCN.

   Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý KHCN theo hướng nâng cao chất lượng đề tài NCKH các cấp, xã hội hóa các sản phẩm KHCN nhằm phục vụ có hiệu quả hơn cho công tác đào tạo của nhà trường, đặc biệt là đào tạo đại học, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

3. Các giải pháp thực hiện hoạt động KH&CN

3.1. Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN

- Tập trung chỉ đạo xây dựng các đề án đã được UBND tỉnh giao và các đề tài, dự án theo hình thức giao nhiệm vụ từ Sở Khoa học và Công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giảng viên tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ và câp Tỉnh, phấn đấu có 5-6 nhiệm vụ (trong đó có 1 nhiệm vụ cấp nhà nước hoặc cấp Bộ).

- Tập trung hình thành một số chương trình đề tài, dự án khoa học cấp cơ sở theo hướng liên ngành và chuyên ngành với nhiều nội dung. Tập hợp được nhiều CBGV ở các Bộ môn, các khoa và nhà trường cùng tham gia thực hiện. Phấn đấu toàn trường có 50- 60 đề tài, dự án khoa học cấp cơ sở.

- Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ ở tất cả các đơn vị trong trường, để công tác khoa học thực sự trở thành một trong hai nhiệm vụ chính ở trường đại học Hồng Đức. Nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả của các đề tài cấp cơ sở, phục vụ cho việc phát triển nhà trường và là căn cứ lựa chọn nâng cấp đề tài cấp tỉnh trong những năm tiếp theo.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo khoa học trong năm học 2006- 2007 phải tiến hành ở quy mô lớn, giải quyết những nội dung chuyên sâu, thiết thực và hướng vào nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường. Nhà trường khuyến khích các đơn vị đăng ký tổ chức các hội thảo khoa học có tính chất liên khoa, liên trường. Liên kết với Tạp chí Gáo dục và Tạp chí Nông nghiệp và PTNT xuất bản tuyển tập các công trình khoa học của CBGV và tổ chức hội nghị khoa học trong từng khối công bố các kết quả nghiên cứu. Chuẩn bị những điều kiện thiết thực để tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Hồng Đức. 
3
.2. Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động KH&CN.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn; xây dựng mục tiêu, nguồn lực khoa học công nghệ một cách hợp lý. Xác định tỉ lệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng. Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo và hoạt động KHCN, coi đó là một cấu thành của quy trình đào tạo trong nhà trường.
   
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả các đề tài khoa học. Xây dựng và ban hành quy định về chế độ sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ; tiêu chí đánh giá cán bộ theo hướng coi hoạt động KH&CN là một trong hai nhiệm vụ chính của CBGV trong nhà trường đại học.

- Xây dựng quy định quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Nhà nước thống nhất trong toàn trường. Đồng thời xây dựng cơ chế triển khai các kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác đào tạo đại học và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.3. Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ                                         

- Tăng cường tiềm lực cho các phòng thí nghiệm nhăm khai thác có hiệu quả các thiết bị phục vụ cho đào tạo, Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Tranh thủ các dự án, các đề án của tỉnh để bổ sung thêm thiết bị cho các phòng thí nghiệm, xây dựng trại nghiên cứu, trình diễn và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.

- Khai thác có hiệu quả hoạt động của cơ sở hỗ trợ học tập (KLF) và trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện trong việc quản lý và trao đổi thông tin khoa học.

- Nhanh chóng triển khai đưa công nghệ thông tin thành công cụ chủ yếu điều hành, quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

3.4. Gắn chặt hoạt động KH&CN với thị trường KHCN

- Hoạt động NCKH phải được gắn kết với chuyển giao công nghệ và phải phù hợp với thực tiển phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá

- Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin khoa học với các trường đại học, bám sát các nhu cầu của các tỉnh và các nghành trong việc đào tạo nguồn nhân lực và các nhiệm vụ KHCN phát triển kinh tế xã hội.

- Đẩy mạnh và tăng tỷ lệ các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là cho nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Thực hiện tốt những  định hướng và các giải pháp nêu trên, chắc chắn hoạt động KH&CN trong trường Đại học Hồng Đức năm học 2006- 2007 sẽ có nhiều chuyển biến và góp phần tích cực vào sự phát triển nhà trường trong những năm tiếp theo.

 

Các tin mới hơn:

Thông báo

Album

số lượt truy cập
40588663