Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Báo cáo chuyên đề tháng 5 năm 2020
Cập nhật lúc: 09:02 PM ngày 09/07/2020
Thực hiện kế hoạch năm học 2019 - 2020, ngày 06 tháng 05 năm 2020, TS. Cao Thị Cúc, TS. Hồ Thị Dung và TS. Lê Thị Thu Hà đã báo cáo chuyên đề tự học, tự bồi dưỡng.

           1. TS. Cao Thị Cúc báo cáo chuyên đề: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non”.

          Tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

          - Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non;

          - Các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non;

          - Những yêu cầu cần đảm bảo khi tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non.

          Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non chính là sự kế thừa và phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp dạy học truyền thống. Việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau sẽ phát huy tính tích cực và sự hợp tác của trẻ. Để vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động học tập cho trẻ ở trường mầm non thì giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về nội dung này, thường xuyên rèn luyện cho mình kỹ năng ứng xử các tình huống sư phạm thật tinh tế và linh hoạt, sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, biết định hướng sự phát triển của trẻ theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo sự tự do của trẻ trong các hoạt động giáo dục khác.

          Nghiên cứu việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non là nguồn tài liệu quan trọng, giúpbổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục học, đồng thời góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.

2. TS. Hồ Thị Dung báo cáo chuyên đề: Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian

          Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Tầm quan trọng của quản lý thời gian, các bước quản lý thời gian;

- Hệ thống những kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian;

- Cách thức vận dụng hiệu quả các kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian trong kiểm soát thời gian của bản thân và trong công tác giáo dục.

 Qua nghiên cứu này tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của quản lý thời gian, làm rõ các bước quản lý thời gian, từ đó đề xuất một số kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả, như: Xác định mục tiêu; Liệt kê những công việc cần phải làm; Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên; Lên thời gian cụ thể cho công việc; Sắp xếp nơi làm việc khoa học...

Kết quả nghiên cứu chuyên đề:Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian là cơ sở giúp mỗi giảng viên và sinh viên biết cách quản lý thời gian của bản thân, làm giảm bớt áp lực trong công việc, phát huy sức sáng tạo..., từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, học tập của cá nhân và tập thể. Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho giảng viên giảng dạy các học phần Giáo dục học và Quản lý giáo dục.

 3. TS. Lê Thị Thu Hà báo cáo chuyên đề: “Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

          Trong chuyên đề, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường;

- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quản lí nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Qua nghiên cứu này tác giả đã chỉ rõ, quản lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường là tạo động lực cho giáo dục phát triển nhanh, mạnh, phát triển liên tục, phù hợp và hài hoà với sự phát triển của nền kinh tế thị trường; quản lý giáo dục coi trọng sự dân chủ, bình đẳng, cạnh tranh, xã hội hoá với những chính sách thông thoáng giúp các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo tự xây dựng thương hiệu của mình ở trong nước cũng như trên thế giới. Hiệu quả là mục tiêu quan trọng số một của quản lý giáo dục. Nhà nước cần có đường lối, chính sách hợp lý, kịp thời để giáo dục thực sự là “quốc sách hàng đầu” và là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

          Kết quả nghiên cứu chuyên đề là nguồn tài liệu quan trọng, giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy học phần Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý giáo dục, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Bộ môn Giáo dục học

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing