Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Báo cáo chuyên đề tháng 06 năm 2020
Cập nhật lúc: 09:05 PM ngày 09/07/2020
Thực hiện kế hoạch năm học 2019 - 2020, ngày 15 tháng 06 năm 2020, TS. Nguyễn Thị Thanh đã báo cáo chuyên đề: “Tìm hiểu giáo dục định hướng phân luồng hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông”.

 

          Trong chuyên đề này tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

          - Bản chất và mục tiêu của giáo dục định hướng phân luồng học sinh ở trường trung học phổ thông;

          - Những giải pháp hiệu quả nhằm giáo dục định hướng phân luồng học sinh ở trường trung học phổ thông.

          Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, mặc dù đạt được một số kết quả khả quan, nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, giáo dục định hướng phân luồng học sinh ở trường trung học phổ thông vẫn còn bất cập, nhất là cơ chế, chính sách còn nhiều tồn tại, chậm được đổi mới. Trong khi đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động chưa phát triển lành mạnh, gây khó khăn cho việc lựa chọn ngành nghề của học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học còn thiếu, chưa đáp ứng về chất lượng, trong khi tâm lý chạy theo bằng cấp trong xã hội vẫn còn nặng nề.

          Kết quả nghiên cứu chuyên đề cũng khẳng định, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học; Ngành giáo dục cần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề với các cơ quan quản lý giáo dục, các trường trung học trong việc hướng nghiệp, phân luồng; Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, trang bị đủ kiến thức, kỹ năng trong hoạt động tư vấn, có phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; Ðầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, hướng nghiệp và tổ chức tốt cho học sinh tham quan, hoạt động ngoại khóa; Ðẩy mạnh sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp nhằm tăng tính thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

          Kết quả nghiên cứu chuyên đề là nguồn tài liệu quan trọng, giúp bổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục học, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Bộ môn Giáo dục học


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing