Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
Báo cáo chuyên đề tháng 12 năm 2019
Cập nhật lúc: 09:04 PM ngày 09/07/2020
Thực hiện kế hoạch năm học 2019 - 2020, ngày 20 tháng 12 năm 2019, Th.S Đỗ Thị Hồng Hạnh và Th.S Nguyễn Phương Lan đã báo cáo chuyên đề tự học, tự bồi dưỡng.

 

          1. Th.S Đỗ Thị Hồng Hạnh báo cáo chuyên đề: Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học”.

          Trong chuyên đề, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề sau:

          - Sự cần thiết phải đổi mới đánh giá học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay;

          - Nội dung và các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học.

          Nghiên cứu của tác giả đã khẳng định, việc đánh giá học sinh tiểu học cần được thực hiện theo quan điểm "vì sự tiến bộ của học sinh", coi trọng động viên sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp các em phát huy năng lực nhiều nhất; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Tác giả cũng xác định các hình thức đánh giá phù hợp cần áp dụng đối với học sinh tiểu học, như: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng hợp, Cùng với giáo viên, học sinh tiểu học và phụ huynh được tham gia vào quá trình đánh giá.

Từ năm học 2020-2021, Việt Nam sẽ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học. Chương trình này với sự thay đổi về mục tiêu giáo dục (chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh), có thêm một số môn học/hoạt động giáo dục mới, nên tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức tổ chức - phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh. Chính vì vậy, chuyên đề đã được đánh giá có tính cấp thiết và tính thực tiễn cao. Các hình thức kiểm tra, đánh giá được giới thiệu là nguồn tài liệu quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Hồng Đức.

2. Th.S Nguyễn Phương Lan báo cáo chuyên đề: Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non”

          Trong chuyên đề, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

- Lý luận chung về giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non;

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non.

Qua nghiên cứu này tác giả đã khẳng định, hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, phát triển tính năng động và thích ứng của trẻ. Trong hoạt động trải nghiệm, trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin cho trẻ. Hoạt động trải nghiệm làm cho cho việc học trở nên thú vị hơn đối với trẻ và việc dạy cũng trở nên thú vị hơn với người dạy. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Có thể cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động tham quan, dã ngoại, giao lưu…Việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm phù hợp với đặc điểm của trẻ và các điều kiện sẵn có ở địa phương, trường/lớp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 

Chính vì vậy, nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non được đánh giá là nguồn tài liệu quan trọng, giúpbổ sung kiến thức chuyên môn cho giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục học, đồng thời góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.

Bộ môn Giáo dục học

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing