Các tiện ích
Hình ảnh hoạt động
BÁO CÁO Tổng kết hoạt động KH&CN năm học 2018-2019
Cập nhật lúc: 08:21 AM ngày 25/02/2021
Năm học 2018- 2019, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của khoa KHTN đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Số lượng, chất lượng các đề tài được mở rộng, nhiều đề tài khoa học công nghệ các cấp được triển khai thực hiện, các hội thảo khoa học được tổ chức ở phạm vi bộ môn, khoa và nhà trường, đã từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

      Khoa Khoa học Tự nhiên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                Thanh hoá, ngày 9 tháng 5 năm 2019

BÁO CÁO

Tổng kết hoạt động KH&CN năm học 2018-2019

Phương hướng, kế hoạch hoạt động KH&CN năm học 2019-2020

 

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KH & CN NĂM HỌC 2018-2019.

         Năm học 2018- 2019, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của khoa KHTN đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Số lượng, chất lượng các đề tài được mở rộng, nhiều đề tài khoa học công nghệ các cấp được triển khai thực hiện, các hội thảo khoa học được tổ chức ở phạm vi bộ môn, khoa và nhà trường, đã từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

A.   Những kết quả đạt được.

1.     Hoạt động KH&CN của cán bộ giảng viên

      Khoa KHTN với đội ngũ cán bộ giảng dạy đạt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở 4 lĩnh vực khoa học cơ bản Toán- Lý-Hóa – Sinh, đã tích cực tham gia NCKH.

      Đội ngũ CBGD trẻ đã thực hiện tốt vai trò cố vấn chuyên môn cho đoàn viên  HSSV, hướng dẫn tập dượt NCKH, hướng dẫn phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, đỡ đầu cho các CLB học thuật. Ngoài ra,  nhiều CBGV trong khoa là thành viên tham gia nghiên cứu các đề tài cấp cấp Bộ ,Tỉnh.

      - Tham gia tổ chức Hội nghị tuổi trẻ NCKH cấp khoa, tổ chức các hội thảo khoa học thường xuyên và liên tục ở tất cả các chuyên ngành.

      - Bước đầu đã hình thành các nhóm nghiên cứu sâu theo lĩnh vực chuyên môn hẹp như: Sinh học phân tử, Hóa hữu cơ, Toán giải tích, Vật lý lý thuyết và Vật lý toán,...

      - Thành lập nhóm Quang tử, ở Khoa Khoa học Tự Nhiên, đã tiến hành thí nghiệm đầu tiên tại phòng thí nghiệm quang tử. Đề tài cấp Tỉnh của nhóm tập trung nghiên cứu về xây dựng mô hình đào tạo thực hành thí nghiệm về sợi quang gắn với định hướng nghiên cứu phát triển tại Đại học Hồng Đức và hợp tác quốc tế với trường Đại học Warsaw- Ba Lan.

1.1. Thực hiện các đề tài Nghiên cứu Khoa học

1.1.1 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ và cấp Nhà nước

         Trong năm học 2018-2019 CBGV trong khoa  thực hiện 04 đề tài cấp Bộ và 4 dự án khoa học cấp tỉnh.

Cấp Bộ:

+ Mối liên hệ của hệ số Hilbert  (2017 – 2019 ), TS  Lê Xuân Dũng chủ nhiệm đề tài, đang chuẩn bị nghiệm thu

+ Dáng điệu tiệm cận nghiệm của một số lớp phương trình vi phân đạo hàm riêng (2017 – 2019) , TS  Đỗ Văn Lợi chủ nhiệm đề tài,  đang chuẩn bị nghiệm thu

 + Độ linh động của hạt tải điện trong một số cấu trúc vật lý  chất bán dẫn hệ hai chiều  ( 2018-2020), PGS-TS Ttrần Thị Hải chủ nhiệm

+ Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm dinh dưỡng của một số nhóm lưỡng cư (Amphibia) và bò sát (Reptilia) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa  (2018-2020), TS Đậu Quang Vinh chủ nhiệm đề tài

Dự án khoa học cấp tỉnh:

 + Nghiên cứu  xây dựng quy trình cao  Lan Kim Tuyến làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ở người (2017 – 2019 ), TS  Lê ĐÌnh Chắc chủ nhiệm đề tài

+ Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm gà rừng Tai đỏ  (Gallus gallus Linnaeus, 1758) theo tiêu chuẩn Viet GAHP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (4/2019-04/2021) Trịnh Thị Hồng chủ nhiệm đề tài

+ Ứng dụng tiến bộ KH&CN nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại Nghệ An 10/2018-8/2020, TS  Đậu Quang Vinh chủ nhiệm đề tài

+ Ứng dụng tiến bộ KH&CN nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại Thanh Hóa 5/2018-5/2020 TS Đậu Quang Vinh, chủ nhiệm đề tài

Các đề tài dự án KHCN thực hiện đúng tiến độ theo đề cương nghiên cứu đã được các cấp phê duyệt.

Đã được nghiệm thu:

+ 01 đề tài cấp nhà nước, “Khai thác và phát triển nguồn gen vịt Cổ Lũng tại Thanh Hóa”  ThS Hoàng Văn Chính chủ nhiệm đề tài, đạt loại Khá

+ 01 đề tài cấp Tỉnh “ Đánh giá nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu và đề xuất giải pháp phát triển bền vững, có hiệu quả cho vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En”, PGS-TS  Ngô Xuân Lương,  chủ nhiệm đề tài, đạt loại Suất sắc

Hiện tại Khoa có 2 đề tài cấp Bộ đang gửi hồ sơ thẩm định.

+ Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và chuyển hóa 8-(3-metylfuroxan-4-yl)-5,6-dimetoxy-2-metylquinolin từ eugenol trong tinh dầu hương nhu. TS Trịnh Thị Huấn chủ nhiệm đề tài

+ Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Sinh học THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. TS Lê Thị Huyền chủ nhiệm đề tài

1.1.2.     Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

- Năm học 2018-2019 khoa đã được phê duyệt 7 đề tài cấp cơ sở (đạt 100% so với kế hoạch), 01 sáng kiến kinh nghệm. Các đề tài và SKKN đều thực hiện đúng tiến độ và hoàn thành tốt các danh mục theo đề cương. Hội đồng khoa học khoa đã nghiệm thu các đề tài 7 cấp cơ sở của năm học 2017-2018, và các đề tài đã hoàn thiện hồ sơ nghiêm thu cấp trường.

1.1.3.     Hội nghị, Hội thảo khoa học

      Các nội dung Hội nghị, Hội thảo khoa học đã được cải tiến và hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học và có nhiều đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường.

       Năm học 2018-2019 Khoa đã thực hiện 01 hội thảo cấp trường (ngành Hóa) và 01 hội thảo cấp Khoa (ngành Lý). Trong đó, Hội thảo cấp trường của bộ môn Hóa học “Một số hướng nghiên cứu mới của Hóa học hữu cơ”, đã mở rộng tầm nhìn và cung cấp cho đông đảo CBGV ngành Hóa những kiến thức quan trọng về các hướng nghiên cứu mới. Trong tháng 05 và tháng 6/2019, Khoa sẽ tiếp tục thực hiện 02 Hội thảo khoa học cấp Khoa của ngành Toán

        Nhiều cán bộ giảng viên của trường còn tham gia các Hội nghị, Hội thảo khoa học trong nước và Quốc tế.

2.     Hoạt động NCKH của sinh viên

2.1 Về các đề tài NCKH của sinh viên

- Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một bộ phận của hoạt động KH&CN trong Khoa không thể tách rời hoạt động đào tạo. Khoa đã triển khai hoạt động NCKH tới sinh viên từ đầu năm học đăng ký đề tài, thẩm định đề cương. Hiện nay các nhóm nghiên cứu đã bảo vệ thành công đề tài NCKH tại hội đồng khoa học Khoa. Kết quả cụ thể như sau:

+ Giải nhất: 3 đề tài

+ Giải nhì: 4 đề tài

+ Giải ba: 5 đề tài

+ Giải Khuyến khích: 7 đề tài

Khoa đề nghị 11 đề tài sinh viên tham gia dự thi cấp trường (trong đó có 2 đề tài đề nghị dự thi cấp Bộ). Nhìn chung các đề tài đều đạt chất lượng, có hàm lượng khoa học cao, có ích đối với công việc học tập, NCKH của SV và CBGD.

-    - Nhóm sinh viên Nguyễn Thị Hồng và Lưu Thị Phương K18A ĐHSP Toán đạt giải Nhì báo cáo khoa học tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc, đã vinh dự được gặp gỡ giao lưu với Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước CHXHCNVN.

3. Thông tin Khoa học

Trong năm học 2018-2019, các cán bộ giảng viên trong Khoa có 36  bài khoa học đăng tạp chí, hội thảo quốc tế trong đó có  6 bài chỉ số SCIE, 3 bài Scopus 12 bài chỉ số SCI, ISI, ISSN.

- Các cán bộ giảng viên đã viết 72 bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, kỉ yếu các hội thảo trong nước.

- Các CBGV trong Khoa Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp và có sinh viên tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

B.  Một số hạn chế tồn tại.

Tỷ lệ CBGV chủ trì và tham gia các đề tài NCKH cơ sở còn thấp, chưa tương xứng với trình độ và số lượng CBGV trong khoa.

- Đề xuất các nhiệm vụ KHCN các cấp của CBGV còn hạn chế; chưa chủ động tìm kiếm các đề tài NCKH ứng dụng vào sản xuất và đời sống từ các ngành, địa phương trong Tỉnh. Việc hình thành được các nhóm nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ khoa học có quy mô lớn, trọng điểm của Nhà trường còn hạn chế; lực lượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành còn mỏng, tính hợp tác chưa cao.

Nhiều Bộ môn trong khoa chưa quan tâm đến việc thẩm định các nhiệm vụ KHCN mà CBGV đề xuất, chất lượng thấp, được Hội đồng KH&ĐT cấp trường đánh giá chưa cao.         

-  Hoạt động NCKH còn chưa đồng đều ở các chi đoàn và các ngành đào tạo. Chất lượng một số đề tài của sinh viên chưa cao.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động KHCN, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH của Nhà trường còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của các đề tài.

PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KH-CN NĂM HỌC 2019-2020.

2.1. Định hướng hoạt động KHCN của CBGV

- Tập trung đề xuất nhiệm vụ KH & CN cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước theo các chương trình định hướng hàng năm. 

- Hình thành ở các bộ môn các nhóm NCKH chuyên sâu theo đặc thù của bộ môn         

- Tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo các cấp trong các chuyên môn sâu nhằm thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế để CBGD, SV có cơ hội trao đổi học hỏi.

- CBGD đặc biệt là cán bộ trẻ phải nâng cao trình độ ngoại ngữ ít nhất là trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Các tổ, bộ môn có các NCS  ở nước ngoài cần có sự liên hệ thường xuyên để có thể trao đổi khoa học với các trường ĐH nước ngoài thông qua NCS

- Mỗi CBGD phải có kế hoach NCKH cá nhân.

-  Cần tập trung vào các đề tài có tính ứng dụng  thực tiễn cao.

- Tập trung các hoạt động NCKH nhằm bổ trợ tích cực cho hoạt động nghiên cứu, học tập của CBGV.

2.1. Định hướng hoạt động KHCN của sinh viên

- Đẩy mạnh phát triển NCKH trên tất cả các chuyên ngành và trong SV từng bước nâng cao chất lượng đề tài.

- Đoàn viên chi đoàn GV phải là lực lượng đi đầu trong phong trào NCKH, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tích cực tham gia hướng dẫn SV NCKH.

- Tổ chức bồi dưỡng về PP NCKH cho SV năm học đầu tiên.

           - Tập trung trí tuệ tổng hợp của CB và SV nâng cao trình độ NCKH và đề xuất các nhiều đề tài khoa học ở cấp cao hơn; cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp bộ và các quỹ khoa học và công nghệ quốc gia.

2.3. Chỉ tiêu trong công tác KHCN

 Phấn đấu năm học 2019 – 2020:

- Có ít nhất 12 đề tài các cấp trong đó ít nhất có 4 đề tài cấp cao (tỉnh, bộ, nhà nước)

- Mỗi CBGV có ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí, cả khoa có tối thiểu 20 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành nước ngoài.

 - Công đoàn phối hợp với Chi đoàn cán bộ và các bộ môn tổ chức được ít nhất 01 hội thảo cấp trường.

 - Các đoàn viên chi đoàn cán bộ đều hướng dẫn sinh viên NCKH.

 - Tiếp  tục các hướng nghiên cứu chính đã và đang thực hiện tại khoa:

Ngành Sinh học : Các hợp chất thiên nhiên từ Vi sinh vật, thực vật, nấm , các loại enzim ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản và dược phẩm; Bảo tồn các nguồn gien quý tại Thanh Hóa; Nghiên cứu thiên địch,sâu bệnh trong nông nghiệp.

Ngành Vật Lý: Quang học phi tuyến, lý thuyết quang tử; Công nghệ nano.

Ngành Hóa học:Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong các lĩnh vực dược, mỹ phẩm và thực phẩm; Tổng hợp các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên; Nghiên cứu các quy trình ăn mòn của kim loại và các biện pháp chống ăn mòn.

Ngành Toán: Đại số phạm trù; Lý thuyết xấp xỉ; Lý thuyết điểm bất động; Phương trình vi phân đạo hàm riêng; Phương trình vi phân ngẫu nhiên có trễ.

PHẦN 3: ĐỀ NGHỊ

- Nhà trường nên kéo dài thêm thời gian nghiên cứu cho đề tài sinh viên dự thi cấp trường ( hiện nay cuối tháng 3 đầu tháng 4 đã nghiệm thu tại hội đồng cấp khoa)

- Nhà trường tăng kinh phí cho SV thực hiện đề tài .

- Sớm  hoàn thành phòng thí nghiệm NCKH cho CBGD và học viên cao học như  đã đề xuất.

                                                                          T/M Hội đồng khoa học khoa

                                                                                     P.TrưởngKhoa

 

 

 

 

 

                                                                             PGS-TS. Trần Thị Hải                                                                                                                    

 


  Chia sẻ: Share on Facebook Google Share on LinkHay Share on Go Share on Zing