Nghiên cứu sinh Lê Văn Thành, chuyên viên Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành "Dân số, Tài nguyên và Kinh tế môi trường" tại Trường Đại học

Cập nhật lúc: 04:57 CH ngày 06/06/2017

 Ngày 26/5/2017, tại Trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án Tốt nghiệp tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Lê Văn Thành, sinh năm 1980, chuyên viên Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức.

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu phát triển bền vững Nghề nuôi trồng thủy sản trên hải đảo Việt Nam” ().

Chuyên ngành:               Dân số, Tài nguyên và Kinh tế môi trường

Người hướng dẫn:         GS.TS. Zhu Fang Ming

Hội đồng chấm luận án gồm 6 thành viên:  GS.TS Li Ping- Trường Đại học Tài chính Tây Nam Trung Quốc – Chủ tịch Hội đồng; GS.TS Zheng Chang De- Trường ĐH Dân tộc Tây Nam TQ - (Uỷ viên); GS. TS Zhang Xian - Trường Đại học Tứ Xuyên TQ - (Uỷ viên) ; GS.TS. Jiang He Sheng - Đại học Tứ Xuyên TQ- (Uỷ viên);  GS. TS Deng Ling - Trường Đại học Tứ Xuyên TQ- (Uỷ viên); GS.TS. Yuan Chang Ju - Đại học Tứ Xuyên TQ (Uỷ viên Thư ký).

Đánh giá của Hội đồng về luận án: Hội đồng đã đánh giá cao tính mới, tính ứng dụng khả thi, tính mới của Luận án, Luận án đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ ngành Kinh tế tài nguyên, 6/6 thành viên Hội đồng đồng ý đề nghị cấp bằng tiến sĩ và học vị tiến sỹ chuyên ngành Dân số, Tài nguyên và Kinh tế môi trường cho Nghiên cứu sinh Lê Văn Thành.

 

Những đóng góp mới của luận án:

 (1) Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên hải đảo của Việt Nam: Phương pháp Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa khoa học kinh tế, kỹ thuật công nghệ với nuôi trồng thuỷ sản và phương pháp xã hội học;

(2) Luấn án đã đưa ra Phương pháp Kinh tế học, dùng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá, lựa chọn và tìm ra mô hình công nghệ, kết hợp với kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản trên đảo, gắn với an sinh xã hội để phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi trồng thủy sản trên Hải đảo Việt Nam;

(3) Luận án đã đề xuất được 9 giái pháp để phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản trên Hải đảo Việt Nam: (1) Giải pháp về qui hoạch vùng nuôi trồng thủy sản trên hải đảo Việt Nam; (2) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo; (3) Giải pháp phòng trị bệnh cho đối tượng nuôi; (4) Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản trên hải đảo phát tiển bền vững; (5) Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản trên hải đảo; (6) Giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản bền vững; (7) Giải pháp về vốn đầu tư; (8) Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ người nuôi trồng thuỷ sản trên đảo phát triển bền vững; (9) Về đề xuất lựa chọn mô hình công nghệ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản trên hải đảo Việt Nam hiện nay, luận án cũng đã đưa ra đề xuất lựa chọn 3 mô hình công nghệ nuôi trồng thủy sản thành công nhất để áp dụng cho tất cả các tỉnh nuôi trồng thủy sản trên hải đảo Việt Nam trong thời gian tới là: (1) Mô hình nuôi cá biển bằng công nghệ nuôi công nghiệp Đảo Ngư (tỉnh Nghệ An); (2) Mô hình nuôi Tôm Hùm bằng công nghệ bán công nghiệp Vịnh Nha Trang; (3) Mô hình nuôi Cua biển bằng công nghệ bán công nghiệp Vịnh Hạ Long.

(4) Luận án đã đề xuất được cơ chế chính sách, biện pháp quản lý và chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững trên đảo của Việt Nam.

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Thông báo

Album

số lượt truy cập
40580901